WHO gửi vắc-xin thử nghiệm tới ổ dịch Ebola tái bùng phát tại Congo

 Hiện nay, đã có 39 người bị lây nhiễm và 19 bệnh nhân tử vong sau khi dịch Ebola bùng phát ở khu vực Tây Bắc nước này.

 

(Ảnh minh họa)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang thực thi kế hoạch  sử dụng  vắc-xin Ebola thử nghiệm để chống lại sự bùng phát  của virus này tại một khu vực vùng sâu vùng xa  của Cộng hòa Dân chủ Công-gô.

WHO cho hay Chính phủ Công-gô đã chấp nhận việc sử dụng vắc-xin để thử nghiệm và ngăn chặn sự lây lan của virus.

 

"Chúng tôi đã thiết lập các thỏa thuận, đăng ký, cộng với giấy phép nhập khẩu, tất cả mọi thứ đều đã được chính thức thông qua", Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố  "Tất cả đã sẵn sàng để được đưa vào sử dụng."

Đây là đợt bùng phát dịch Ebola lần thứ 9 tại Công-gô kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976. Lần bùng phát dịch bệnh gàn đây nhất là vào năm ngoái.

Sự lây lan của dịch bệnh lần này không mạnh mẽ như đợt dịch Ebola 2014-2016 ở miền Tây châu Phi, với hậu quả nặng nề hơn 28.000 người bị lây nhiễm và 11.000 người tử vong.  Bên cạnh đó, WHO cho biết, Chính phủ Công-gô đã được tương trợ tương đối tốt để đương đầu và xử lý dịch Ebola.

    “Tuy nhiên, tình hình vẫn còn rất đáng lo ngại” Tiến sĩ Peter Salama, Phó Tổng giám đốc của WHO phụ trách Ủy ban Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp cho hay.

    “Chúng tôi đang rất quan tâm đến diễn biến của dịch bệnh và đã lên kế hoạch cho tất cả các kịch bản, bao gồm cả kịch bản xấu nhất,” .

    WHO cho biết họ đã chi 1 triệu đô la  cho các  nguồn cung cấp và viện trợ. Không có đường vận chuyển chính. Phải mất 15 ngày để đến khu vực này bằng xe máy, vì vậy, theo Salama, các quan chức đang thảo luận về việc điều phối các chuyến bay trực thăng và dọn đường băng để lên kế hoạch hạ cánh.

    “Sẽ rất khó khăn, và rất tốn kém để dập tắt được ổ dịch lần này.” Salama nói

    WHO và Tổ chức Medecins Sans Frontieres (MSF, hay còn gọi là Bác sĩ Không Biên Giới) đã thiết lập một phòng thí nghiệm và một phòng khám. Các công việc chính là kiểm tra xem có bao nhiêu người bị lây nhiễm ở khu vực nào; đồng thời xem xét những trường hợp bị lây nhiễm đã xảy ra nhưng không được báo cáo; đảm bảo mọi người biết cách chôn cất người chết một cách an toàn; và thử nghiệm  điều trị cho những người đã bị nghi ngờ mắc bệnh.

    Hầu hết các trường hợp bệnh nhận được ghi nhận cho đến nay đều thuộc khu vực xung quanh làng Ikoko Impenge, gần thị trấn Bikoro phía Tây Bắc Công-gô.

    Vắc-xin Ebola thử nghiệm đã được nghiên cứu và phát triển ngay ở giai đoạn cuối thời kỳ dịch bệnh ở  Tây Phi, và các xét nghiệm vào thời điểm đó cho thấy nó đã bảo vệ con người khỏi loại virus sát nhân này.

    Các nhà nghiên cứu tham gia thử nghiệm vắc-xin Ebola đã sử dụng cùng một phương pháp được dùng để diệt trừ bệnh đậu mùa trong những năm 1970. Nó được gọi là tiêm chủng vòng, nghĩa là cần thiết phải tiêm chủng cho những người đã tiếp xúc với bệnh nhân, và cả những người  tiếp xúc với những người đó.

    Tuy nhiên, vắc-xin  cần phải được giữ trong điều kiện đặc biệt lạnh - thấp hơn nhiều so với mức bình thường của máy làm lạnh - điều này khiến cho việc vận chuyển nó ở các khu vực vùng sâu vùng xa trở nên khó khăn và thách thức hơn bao giờ hết.

    Ngọc Nguyễn

    (theo NBC News)

     

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
    Hiển thị tất cả kết quả cho ""