Thuốc Đông y cũng có thể gây tăng huyết áp

Thuốc có nguồn gốc Đông y thường được xem là chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng hay thực phẩm chức năng.

Thuốc có nguồn gốc Đông y thường được xem là chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng hay thực phẩm chức năng. Theo quan niệm của số đông, thuốc có nguồn gốc Đông y thường được xem là an toàn, nhưng trong thuốc Đông y  chứa một số vị thuốc có thể gây THA. Như cam thảo có thể gây THA do tác dụng giữ nước và natri lại trong cơ thể. Đặc biệt là nhân sâm là vị thuốc quý dùng lâu đời trong Đông y được nhiều người chuộng dùng, lại gây tác dụng phụ là THA mà ít người ngờ tới. Với người bình thường, thuốc được xem là an toàn nhưng với người bị THA hoặc bị các bệnh tim mạch khác, dùng nhân sâm lâu ngày huyết áp sẽ đứng ở mức cao.

Để phòng ngừa các tác dụng phụ của thuốc nói chung, đặc biệt là chứng THA do thuốc, người bệnh cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Phải coi tờ hướng dẫn sử dụng là cẩm nang khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Có thể trong quá trình kê đơn, bác sĩ không thể khai thác hết tiền sử hay cơ địa của từng người, nên không thể lường hết được các tình huống có thể xảy ra khi người bệnh uống thuốc ở nhà. Nhưng trong tờ hướng dẫn sử dụng lại có thông tin đầy đủ về tác dụng phụ, chống chỉ định... Nên người bệnh thoải mái đối chiếu và kiểm chứng xem mình có nằm trong đối tượng dễ bị tác dụng phụ không. Trong quá trình dùng thuốc, thấy bất cứ biểu hiện nào khác lạ hoặc đo huyết áp thấy tăng cao, thì cần dừng thuốc và báo cho bác sĩ. Tuyệt đối không nên dùng thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cần cảnh giác với thuốc Đông y giả mạo, cô lại thành viên, không rõ thành phần, không có hạn sử dụng. Đây là thuốc thường được trộn với thuốc Tây y là corticoid nhằm đạt các tác dụng: trị đau nhức, ăn được, mập ra... nhưng thực chất là gây ứ nước trong cơ thể, dùng lâu ngày sẽ bị các tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có gây THA.

DS. Nguyễn Thanh Lâm

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""