VnExpress dẫn lời Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tại TP HCM, bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân với những tổn thương gan, viêm gan do sử dụng các thuốc giải độc gan, thuốc bổ gan tùy tiện, không theo chỉ định.
Theo bác sĩ Hùng, sai lầm nhiều người hay mắc phải là khi cơ thể có triệu chứng bất thường đều nghĩ là do “nóng gan” nên mua thuốc giải độc gan, làm mát gan về uống tràn lan. Thường gặp nhất là khi bệnh nhân nổi mụn nhọt, ngứa ngáy, sắc tố da thay đổi…
Có nhiều bệnh lý gan góp phần gây nên những biểu hiện xấu trên da nhưng không ít trường hợp là các nguyên nhân rối loạn nội tiết, yếu tố thời tiết, chế độ dinh dưỡng, bệnh huyết học hoặc một số bệnh lý khác chứ không phải do gan, bác sĩ Hùng lý giải. Thuốc bổ gan không nên dùng tùy tiện
Bác sĩ nhấn mạnh, về nguyên tắc không có bệnh thì không dùng thuốc. Việc dùng thuốc giống như một “con dao hai lưỡi”. Dùng thuốc tức là đưa dược chất vào cơ thể để trị bệnh, ngoài tác dụng chính để trị bệnh, thuốc có thể gây nên những tương tác bất lợi nhất là khi lạm dụng thuốc, dùng thuốc không có hướng dẫn chuyên môn.
Thuốc được dùng đúng chỉ định, chính xác thì mới đem lại lợi ích cho người bệnh và tránh được các rủi ro, bất lợi. Hầu như các thuốc sau khi sử dụng đều được đưa đến gan để chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Trong quá trình thu nhận và chuyển hóa thuốc, có thể đưa đến các chất có hại gây bệnh cho gan ngay cả khi lá gan đang khỏe mạnh. Quan niệm sai lầm thường gặp là nhiều người nghĩ rằng các giải độc gan, bổ gan nguồn gốc thảo dược (thuốc Nam, thuốc Đông y,…) vì do chế biến từ cây cỏ thiên nhiên nên vô hại, uống vào “không bổ ngang cũng bổ dọc”.
Bác sĩ Hùng đưa ra ví von, cùng một giống cây, nếu mang trồng trên đất này sẽ cho ra quả ngọt, quả to nhưng mang sang đất khác sẽ cho ra quả nhỏ, chua, tùy thuộc vào các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu… Việc sử dụng các loại thuốc này ở mỗi cơ thể khác nhau cũng vậy. Thuốc Đông y, thuốc Nam cũng là thuốc và cần phải sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc trên cơ địa của từng người với từng chẩn đoán bệnh khác nhau, không thể sử dụng tràn lan theo kiểu truyền miệng. Trong các loại cây thảo dược có những hoạt chất trị bệnh được nhưng cũng có nhiều chất không trị bệnh được và có thể gây hại cho gan.
Chính vì vậy việc sử dụng các thuốc này cần phải được nghiên cứu, có quy trình bào chế đúng cách thì mới giúp giữ lại những hoạt chất có lợi, loại bỏ những hoạt chất có hại chứ không phải đơn thuần thuốc nào cũng “sao vàng, hạ thổ, đổ vào… ly nước, sắc còn…” là dùng được. Đó là chưa kể đến trường hợp nhiều người sử dụng các cây thuốc được trồng ở những nơi có độc chất, cây thuốc được bảo quản không tốt bị ẩm mốc, nhầm thuốc… dẫn đến nhiễm độc gan nghiêm trọng. Một vấn đề phổ biến là nhiều người sử dụng thuốc giải độc gan để ngăn ngừa những tổn thương do uống bia, uống rượu. Do tâm lý đã có thuốc “giải độc”, bảo vệ gan nên nhiều người chủ quan, càng thỏa sức uống bia rượu nhiều hơn.
Dĩ nhiên các loại thuốc này cũng hỗ trợ cho gan trong vấn đề thanh nhiệt, giải độc nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời. Nếu uống bia rượu liên tục, uống quá nhiều thì không có thuốc nào có thể giúp gan khỏe được, bác sĩ Hùng cảnh báo. Tùy tiện dùng thuốc bổ gan có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe Theo Báo Đời sống & Pháp luật, hiện nay, các quý ông do uống nhiều bia rượu đinh ninh bị yếu gan vì khó tiêu, đầy bụng. Nhiều người tự bắt bệnh cho mình là bị viêm gan, men gan tăng cao, đã tự ý mua thuốc hay các loại thực phẩm chức năng bổ gan, làm hạ men gan về sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ mà không biết được rằng, dùng như vậy rất nguy hiểm cho sức khoẻ. Theo những thống kê gần đây cho thấy, nước ta có tỉ lệ mang virus viêm gan B rất cao khoảng 15-20% (có khoảng 10 triệu người đang bị nhiễm bệnh).Theo đó, viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm, bị hư hoại và chết đi. Nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay là viêm gan do nhiễm siêu vi và có thể do nhiễm độc (do sử dụng thuốc lâu dài, đặc biệt do nghiện rượu, dùng bia rượu dài ngày). Nắm bắt được điều này, nhiều quý ông tự bắt bệnh cho mình là bị viêm gan, men gan tăng cao, đã tự ý mua thuốc hay các loại thực phẩm chức năng bổ gan, làm hạ men gan về sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc bổ gan, thuốc làm hạ men gan được phân loại vào nhóm thuốc gọi là thuốc hướng gan (hepatotropes). Đây là thuốc có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh các triệu chứng rối loạn do tổn thương do các nguyên nhân do nhiễm siêu vi và có thể do nhiễm độc, trong đó có tác dụng bảo vệ nhu mô gan hoặc giúp làm hạ men gan. Các thuốc này còn hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi, viêm gan do nghiện rượu, gan nhiễm mỡ, làm giảm amoniac máu (để trị và phòng hôn mê gan), ngoài ra còn trị các rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón.
Vì thế, đối với người phát hiện có men gan tăng cao (phải được xét nghiệm máu thấy men gan ALT, AST tăng cao hơn nhiều so với giới hạn bình thường), nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ men gan.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhan nhản các loại thực phẩm chức năng bổ gan, làm hạ men gan. nhiều loại TPCN có hiệu quả rất cao, được dùng hỗ trợ điều trị viêm gan bằng cách tăng cường chức năng gan, giúp tái tạo nhu mô gan bị tổn thương, trị các rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, táo bón) do suy giảm chức năng gan, giúp giải độc gan trong bệnh lý gan do rượu…
Một số chế phẩm được cho là có nguồn gốc hợp chất thiên nhiên, chủ yếu bào chế từ các chất lấy từ dược thảo, có một số tác dụng tích cực, đưa đến hiệu quả bồi dưỡng sức khoẻ người sử dụng, đặc biệt khi dùng đúng liều lượng sẽ có tính an toàn cao.
Tuy nhiên cũng không it loại TPCN được quảng cáo giúp tăng cường chức năng và giải độc gan do các yếu tố độc hại như bia rượu, hóa chất, … gây nhầm lẫn TPCN là thuốc.
Và như vậy người bệnh cứ yên tâm dùng mà không biết mình bị đánh lừa, tiền mất tật mang, rước họa vào người. Đối với người không đang điều trị bệnh nhưng cảm thấy yếu gan, có thể dùng các chế phẩm này để hỗ trợ, bồi dưỡng cho gan.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh đang chữa một bệnh nào đó hoặc đang điều trị bệnh gan, nhất thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ về việc có được dùng các loại TPCN hay không. Đối với người dùng nhiều bia rượu, không nên quá lạm dụng vào việc dùng các loại dược phẩm có tác dụng làm hạ men gan vì đây là một loại hoá dược, hơn nữa việc lạm dụng thuốc dễ dẫn đến việc lạm dụng rượu, bia.
Vì vậy, khi sử dụng thuốc, TPCN nên tìm đến tư vấn của các chuyên gia y tế, các nhà chuyên môn để có hiệu quả và an toàn nhất vì chỉ họ mới là người có thẩm quyền quyết định dùng thuốc, thay đổi thuốc, kể cả dùng TPCN.
Nguồn bài viết: http://agarwood.org.vn/thuoc-bo-gan-khong-nen-dung-tuy-tien-5706.html