Sưng phù do uống rượu

Có nhiều yếu tố góp phần gây sưng bàn chân, có thể xảy ra sau khi đứng quá lâu, trong thời kỳ mang thai, hoặc là hậu quả khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

Một số rối loạn sức khỏe cũng có triệu chứng bàn chân bị sưng. Nghiên cứu cho thấy rượu cũng là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.

Mối liên quan giữa sưng bàn chân và uống rượu

Uống rượu hoặc bia với mức độ vừa phải không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng uống quá nhiều có thể làm hỏng gan và dẫn đến sưng hoặc phù. Phù nề xảy ra khi chất lỏng bắt đầu tích tụ trong các mô bàn tay, bàn chân, hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Có thể bị sưng bàn chân hoặc bàn tay sau khi uống nhiều bia rượu và trở nên bình thường sau một vài ngày. Điều này không có gì nghiêm trọng, nhưng nên đi khám bác sĩ nếu mắt cá chân và cổ chân bị sưng phù lên vài ngày sau khi uống. Trong trường hợp này, tình trạng sưng phù có thể do các rối loạn liên quan đến tim, gan hoặc thận.

Uống nhiều rượu có thể dẫn đến viêm cơ tim.

Uống nhiều rượu có thể dẫn đến viêm cơ tim.

Sưng chân tạm thời: Thận sẽ quá tải và rất khó lọc sạch các độc tố khi cơ thể nạp quá nhiều thức uống có cồn. Rượu gây lợi tiểu vì có tác dụng kích hoạt sự giải phóng hormon kháng niệu (ADH) và dẫn đến việc cơ thể mất nước nhanh chóng. Đi tiểu nhiều lần cũng là tình trạng phổ biến khi uống rượu bia quá mức. Sau khi nồng độ cồn trong máu trở lại bình thường, thận có xu hướng giữ nước và dẫn đến phù nề. Hơn nữa, rượu làm thay đổi hoạt động của thận trong quá trình xử lý các chất điện phân như kali và natri, dẫn đến sự gia tăng lượng nước trong cơ thể và kết quả là chân bị phù. Rượu có thể gây sưng tấy tạm thời bàn chân, nhưng sưng chân thường biến mất trong một hoặc hai ngày sau đó.

Viêm gan và xơ gan: Uống rượu nặng và lâu dài hoặc uống nhiều với bất kỳ loại rượu nào đều có thể dẫn đến các vấn đề về gan. Việc lạm dụng rượu lâu dài có thể gây viêm gan do rượu, gan trở nên bị viêm và to lên. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của gan và gây tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Uống nhiều rượu cũng làm tăng nguy cơ bị xơ gan, khiến gan mất dần chức năng. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến sưng phù ở mặt, bàn tay và bàn chân.

    Bệnh cơ tim do rượu: Uống quá nhiều rượu cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến tim như dẫn đến sự suy yếu và giãn cơ tim còn gọi là bệnh cơ tim do rượu. Trong tình trạng này, tim trở nên suy yếu không thể bơm máu một cách hiệu quả. Giai đoạn nặng của bệnh cơ tim do rượu là suy tim. Ngay cả ở giai đoạn đầu của bệnh, dịch từ các mạch máu có thể rò rỉ vào các mô cơ thể và làm sưng mắt cá chân và bàn chân.

    Dị ứng rượu: Nếu bạn bị sưng chân ngay sau khi uống rượu, cũng có thể là do dị ứng với rượu. Đó là khi cơ thể của bạn gặp rắc rối khi chuyển hóa các loại men có trong bia rượu. Hơn nữa, rượu có thể làm giãn mạch máu, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các động mạch ở chân và gây sưng tấy bàn chân.Bàn chân phù nề ở người xơ gan.

    Bàn chân phù nề ở người xơ gan.

    Lời khuyên tốt nhất để tránh uống rượu

    Nếu phát hiện mối liên quan giữa uống rượu và tình trạng bị sưng mắt cá chân và bàn chân, một số cách sau đây có thể giúp kiểm soát việc uống rượu của bạn.

    Tránh xa cám dỗ: Nói cách khác, cần phải tránh những tình huống có nguy cơ cao uống rượu càng nhiều càng tốt. Không để rượu tại nhà cũng như yêu cầu các thành viên trong gia đình tránh uống rượu trước mặt bạn. Nên tránh những tình huống ngoài xã giao có cơ hội uống rượu. Tránh xa quán bar và nên tích cực tham gia các hoạt động lành mạnh khác.

    Tham gia mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng: Mạng lưới hỗ trợ cộng đồng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn đối với những người đã bỏ rượu hoặc đã nhận thức và quyết tâm tránh uống rượu. Xây dựng một mạng lưới hỗ trợ là rất quan trọng giúp hỗ trợ và tăng cường lòng tự trọng và sự tự tin vượt qua cám dỗ của rượu bia.

    Tập thể dục thường xuyên: Tham gia ở một phòng tập thể dục hoặc tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn tránh hành vi tự hủy hoại như uống rượu. Tuy nhiên, điều quan trọng là bắt đầu từ từ để cơ thể làm quen dần với việc cai rượu tránh bị sốc. Có thể bắt đầu với một đoạn đi bộ ngắn và sau đó tăng khoảng cách hoặc tăng thời gian dần dần. Sau đó, có thể thử kết hợp tập thể dục đơn giản và tập luyện có sức mạnh để có kết quả tốt hơn.

    Tìm kiếm các hoạt động lành mạnh: Để tránh xa thói quen uống rượu, cần phải giữ cho cuộc sống của bản thân bận rộn. Chẳng hạn khám phá lại sở thích và hoạt động mà bạn có trước khi trở thành người nghiện rượu. Có thể thử nghiệm với các sở thích khác nhau như nghệ thuật và các công việc thủ công, sưu tập, đọc sách, nấu ăn, chơi thể thao theo nhóm và thậm chí là xem phim để tìm thấy niềm ham mê và quên rượu đi dần dần.

    BS. Thanh Hoài

     

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
    Hiển thị tất cả kết quả cho ""