sơ cứu và chǎm Sóc vết THƯƠNG PHầN MềM

Vết thương là sự cắt đứt hay dập rách da và tổ chức dưới da hoặc các tổ chức khác của cơ thể.

Vết thương có thể là vết thương kín hoặc vết thương hở.

Vết thương kín (vết thương bên trong) là loại vết thương để cho máu thoát ra ngoài hệ thống tuần hoàn nhưng không chảy ra khỏi cơ thể. Loại này bao gồm: bầm tím, tụ máu dưới da hoặc có thể không có dấu tích ở bên ngoài.

Vết thương hở (vết thương bên ngoài) là loại vết thương để cho máu chảy ra khỏi cơ thể. Loại này bao gồm: các vết trích rạch, vết thương đâm xuyên hoặc thậm chí là vết trượt sây sát trên da.

Trên thực tế có nhiều vết thương vừa là vết thương kín vừa là vết thương hở.

Mục đích chính của việc cấp cứu và chǎm sóc cấp cứu một vết thương là:

- Cầm máu hoặc khống chế sự chảy máu

- Phòng hoặc điều trị sốc

- Duy trì các chức nǎng sinh tồn (giúp nạn nhân thở và lưu thông tuần hoàn)

- Tránh các biến chứng (đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm khuẩn)

1. SƠ CứU Và CHǍM SóC NHữNG VếT THU'ƠNG PHầN MềM

Nếu vết thương chảy nhiều máu phải tiến hành xứ trí cầm máu ngay (xem phần cấp cứu chảy máu ngoài)

1.1 Vết thương nhỏ:

1.1.1. Đối với vết thương bể mặt nhỏ

Vết thương bề mặt nhỏ là vết thương chỉ làm tổn thương những lớp bề mặt của da nên chỉ cần rửa loại vết thương này bằng nước chín hoặc nước máy nếu biết chắc chắn rằng nước máy này đảm bảo chất lượng vệ sinh.

Nếu vết thương quá bẩn phải rửa bằng nước xà phòng.

- Khi rửa vết thương phải:

+ Rửa tay kỹ trước khi bắt đầu

+ Nếu phải dùng dụng cụ như cái kẹp, cái nhíp để gắp những hạt sạn, sỏi... ra khỏi vết thương thì phải đun sôi dụng cụ ít nhất là 5 phút.

+ Sau khi rửa vết thương, nếu có điều kiện thì dùng dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn xung quanh vết thương rồi dùng gạc vô khuẩn đặt lên trên vết thương, sau đó dùng bǎng dính hoặc bǎng cuộn bǎng lại. Nếu không có điều kiện thì gấp một miếng vải càng sạch càng tốt để đặt lên trên vết thương (Lưu ý để mắặt có mép gấp ra ngoài) rồi cũng dùng bǎng đính hoặc bǎng cuộn bǎng lại.

+ Nếu vết thương ở tay hoặc chân thì luôn nâng cao vết thương bằng dây đeo hoặc gối kê.

Hình 174. Bǎng vết thương nhỏ bằng bǎng dính.

Hình 1 75. Bǎng bết thương nhỏ bằng bǎng cuộn.

1.1.2. Đối với vết thương bề mặt rộng và sâu hơn.

Để vết thương liền nhanh hơn thì có thể đóng kín hoặc khâu vết thương lại. Nhưng chỉ đóng kín miệng một vết thương bề mặt sâu và rộng trong những điều kiện sau đây:

- Vết thương xảy ra chưa quá 12 giờ.

- Đảm bảo chắc chắn rằng vết thương không còn đất cát hoặc dị vật ẩn náu trong đó.

- Không có khả nǎng tìm được cán bộ y tế chuyên khoa hoặc chuyên môn ca hơn và cũng không thể chuyển nạn nhân tới bệnh viện được.

Các phương pháp đóng kín miệng vết thương:

Phương pháp dùng bǎng dính: phương pháp này áp dụng cho những vết thương mà mép vết thương gần sát nhau.

Khi dùng bǎng dính để đóng kín vết thương nên cắt bǎng dính và dán bǎng dính như hình vẽ (cắt bǎng dính thành hình con bướm).

1.2. Vết thương lớn.

Đối với vết thương lớn sau khi xử trí cầm máu có thể rửa xung quanh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc bằng nước chín.

Chỉ lấy dị vật hoặc bụi bẩn ra khỏi vết thương khi có thể lấy ra dễ dàng. Không được thǎm dò vết thương.

Sau đó bǎng bó vết thương rồi chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.

Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn nhân. Giữ nạn nhân ở tư thế đúng, phòng chống và xử trí ngay nếu sốc xảy ra.

Chú ý: nếu có thể nên cố định vết thương vào phần không bị tổn thương của cơ thể và nâng cao vết thương, ví dụ: treo tay bị thương vào ngực, cố định chân bị tổn thương vào chân lành...

2. SƠ CứU Và cHǍM SóC CấP CứU VếT THƯƠNG NặNG.

Một vết thương sâu ở thành bụng là rất nguy hiểm không phải chỉ vì sự chảy máu ngoài mà còn vì những cơ quan bên trong cơ thể bị thủng, rách hoặc gây chảy máu trong và nhiễm khuẩn. Một phần của ruột có thể bị lòi ra khỏi thành bụng.

2.1. Dấu hiệu và triệu chứng.

- Đau khấp ổ bụng

- Chảy máu từ vết thương ở vùng bụng

- Có thể nhìn thấy một phần của ruột hoặc một phần ruột đang lòi ra khỏi vết thương

- Nạn nhân có thể bị nôn

- Có thể có dấu hiệu và triệu chứng của sốc.

2.2. Xử trí cấp cứu.

2.2.1. Mục đích:

Hạn chế nhiễm khuẩn và khống chế chảy máu, trong khi xử trí tránh để ruột bị lòi ra ngoài: Thu xếp chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

2.2.2. Hành động

a) Trường hợp ruột chưa bị lòi ra ngoài

- Khống chế sự chảy máu bằng cách ép thận trọng các mép vết thương với nhau.

- Đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi chống 2 chân để tránh hở vết thương và giảm áp lực lên vùng bị thương. Dùng gối đệm hoặc quần áo gấp lại để đỡ vai, đầu và dưới khoeo chân.

- Đặt một miếng gạc trùm lên vết thương rồi dùng bǎng cuộn hoặc bǎng dính bǎng vết thương lại.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường thì đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục có gối hoặc đệm đỡ vùng bụng.

- Nếu nạn nhân ngừng thở ngừng tim thì tiến hành hồi sức hô hấp tuần hoàn ngay.

- Phòng chống và xử trí sốc (xem phần cấp cứu và chǎm sóc sốc).

* Chú ý: Không cho nạn nhân ǎn uống bất cứ một thứ gì.

- Kiểm tra tần số hô hấp và mạch 10 phút/lần. Phát hiện kịp thời dấu hiệu chảy máu trong.

- Nếu nạn nhân ho hoặc nôn thì dùng tay áp nhẹ lên vùng vết thủng để tránh ruột bị lòi ra ngoài.

- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên. Trong quá trình vận chuyển phải tiếp tục theo dõi sát và xử trí những diễn biến xảy ra.

b) Trong trường hợp một phần ruột bị lòi ra ngoài

- Khống chế sự chảy máu nhưng tránh dùng áp lực ép trực tiếp mạnh quá.

Không chạm vào vết thương, không được đẩy ruột vào trong.

- Đặt một miếng gạc nhỏ hoặc vải tẩm nước muối hoặc nước muối ǎn tự pha trùm lên vết thương rồi bǎng lỏng lại. Phải thường xuyên làm ẩm vết thương bằng dung dịch này. Cách pha dung dịch nước muối: cho 1 thìa cà phê muối ǎn vào 1 lít nước chín. Hoặc có thể dùng vành khǎn hay một cái bát đã luộc để nguội để úp lên vùng bị thương rồi dùng bǎng cuộn bǎng lại.

- Nếu nạn nhân ho hoặc nôn thì cũng dùng tay áp lên vết thương để tránh ruột bị lòi thêm ra ngoài.

- Đặt nạn nhân nằm và tiến hành chǎm sóc cấp cứu như trường hợp ruột không bị lòi ra ngoài.

3. SƠ CứU Và CHǍm SóC CấP CứU CáC VếT THUƠNG NGựC.

Vết thương ngực có nhiều hình thức khác nhau từ những vết thương do dao đâm tới những vết thương do tai nạn bởi những máy móc công nghiệp nặng hoặc do bị bánh xe đè qua trong tai nạn giao thông.

- Vết thương đâm xuyên

- Vết thương giập lồng ngực

- Vết thương có mảng sườn di động.

3.1. Sơ cứu vết thương đâm xuyên.

Vết thương đâm xuyên thường do dao đâm, hoặc những vật cứng nhọn đâm vào hoặc do đạn bắn hoặc do xương sườn bị ép ra phía ngoài da để cho không khí tràn vào khoang ngực. Những vết thương này có thể trở nên phức tạp và phát triển thành vết thương ngực hở.

Trong vết thương này, phổi bên bị thương bị xẹp ngay cả khi phổi đó không bị thủng và không còn khả nǎng hít khí vào... Hơn nữa khi xương sườn nâng lên lúc bệnh nhân thở vào làm cho không khí bên ngoài bị hút vào khoang lồng ngực qua vết thương sẽ chèn ép bên phổi lành dẫn đến tình trạng hô hấp không có hiệu quả và ngạt có thể xảy ra.

3.1.1. Dấu hiệu và triệu chứng

- Đau trong ngực

- Khó thở, thở nông vì có không khí trong lồng ngực

- Tím tái môi, đầu chi và da biểu thị sự bắt đầu của ngạt

- Ho ra máu đỏ tươi có lẫn bọt nếu phổi bị tổn thương

- Có thể nghe thấy tiếng thở "phì phò" ở miệng vết thương khi nạn nhân thở.

- Có bọt màu hồng ở miệng vết thủng khi thở ra.

- Dấu hiệu và triệu chứng của sốc.

3.1.2. Xử trí cấp cứu: trường hợp không có dị tật

a) Mục đích: Làm dễ thở bằng cách làm kín ngay vết thương, thu xếp chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

b) Hành động:

- Ngay lập tức dùng bàn tay bịt kín miệng vết thương

- Đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm ngửa ngồi nghiêng về phía bên phổi bị thương để bên phổi lành hoạt động được thuận lợi. Dùng gối hoặc đệm hay quần áo gấp lại để ở lưng, và đầu.

- Nhẹ nhàng dặt một miếng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch lên trên miệng vết thương.

- Phủ lên trên miếng gạc hoặc miếng vải một miếng giấy bóng.

- Dùng bǎng dính dán các mép của miếng giấy bóng vào da.

- Dùng bǎng cuộn bǎng ép lại

- Nếu vết thương có lỗ vào và lỗ ra thì phải kiểm tra và có thể phải bǎng kín cả 2 vết thương.

- Nếu nạn nhân vẫn thở bình thường nhưng bị bất tỉnh thì đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục, bên phổi lành ở phía trên.

- Phòng chống và xử trí xốc (xem bài cấp cứu sốc).

- Kiểm ra tần số mạch nhịp thở và mức độ tỉnh táo 10 phút/lần. Phát hiện kịp thời dấu hiệu chảy máu trong.

Hình 176. Bǎng kín vết thương ngực hở.

- Chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện. Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên. Trong khi vận chuyển vẫn phải theo dõi sát nạn nhân, giữ nạn nhân ở tư thế đúng và xử trí những diễn biến xảy ra.

Trường hợp vẫn còn dị vật

- Không được rút dị vật ra.

- Bịt kín vết thương bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật.

- Đặt gạc hoặc miếng vải xung quanh dị vật.

- Đặt một vành khǎn lên trên vết thương sau đó bǎng kín lại như vết thương không có dị vật.

- Chǎm sóc và theo dõi tiếp theo như đã nêu ở trên.

3.2. Sơ cứu vết thương giập lồng ngực.

- Bǎng bó vết thương bề mặt nếu có.

- Bǎng ép tay bên bị thương hoặc cả 2 tay nếu cả hai lồng ngực đều bị tổn thương vào ngực nạn nhân (khi bǎng để nguyên cả áo). Bǎng ép chặt vừa đủ (thắt nút khi thở ra). Nhưng nếu các xương sườn gãy thì không được bǎng ép chặt quá vì có thể làm đầu xương sườn chọc vào phổi.

- Đặt nạn nhân nằm tư thế như trường hợp bị vết thương đâm xuyên.

- Phòng chống và xử trí sốc nếu xảy ra (xem bài cấp cứu sốc).

- Chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

Hình 1 77. Buộc tay vào ngực khi bị giập lồng ngực.

3.3. Sơ cứu vết thương có mảng sườn di dộng.

Vấn đề chính của vết thương ngực có gãy nhiều xương sườn là làm nạn nhân rất khó thở và đau. Hơn nữa đầu của các xương sườn gãy có thể làm thủng hoặc rách màng phổi và phổi và gây nên tràn khí dưới da và tràn khí màng phổi gây chèn ép phổi và nếu các xương sườn gãy liền nhau và gãy thành nhiều mảnh thì sẽ tạo thành mảng sườn di động và gây nên "hô hấp đảo ngược". Mảng sườn này di động ngược chiều với phần còn lại của thành ngực làm cho hô hấp không hữu hiệu và gây nên xẹp bên phổi tổn thương.

Mảng sườn di động vào trong khi thở vào và ra ngoài khi thở ra.

Phần còn lại của thành ngực di động ra ngoài khi thở vào và vào trong khi thở ra.

Hình 178. Vết thương có mảng sườn di động gây nhịp thở đảo ngược

Khi gặp một nạn nhân bị vết thương thành ngực có mảng sườn di động ta phải nhanh chóng cố định thành ngực nạn nhân.

Cách cố định:

- áp một vật chắc như một tấm vải gấp lại (hoặc dùng một gói nhỏ) lên trên phần bị tổn thương của thành ngực rồi dùng bǎng cuộn bǎng chặt lại (H. 179).

- Hoặc buộc tay nạn nhân vào ngực.

- Hoặc dùng bǎng dính to bản giữ mảng sườn di động vào phần còn lại của thành ngực.

Với sự cố định này sẽ giúp nạn nhân tự thở dễ dàng, và hô hấp sẽ hữu hiệu hơn.

Sau khi cố định đặt nạn nhân nằm tư thế nào mà nạn nhân cảm thấy thoải mái nhất. Thường là đặt nạn nhân nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi, nghiêng về bên bị tổn thương dùng gối hoặc đệm để ở đầu và lưng.

Đề phòng và xử trí sốc và nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện.

Hình 179. Cố định thành ngực bằng một gối mỏng và bǎng cuộn

Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn nhân, xử trí và chǎm sóc kịp thời những diễn biến xảy ra.

4. SƠ Cứu VếT THưƠNG ở ĐầU.

Chấn thương ở đầu là chấn thương thường gặp do các nguyên nhân:

Tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt hoặc do hỏa khí gây tổn thương rất phức tạp, đa dạng. Trong bài này chỉ đề cập vấn đề sơ cứu vết thương rách da đầu và vết thương vỡ sọ.

4.1. Dấu hiệu và triệu chứng

- Rách da đầu gây chảy nhiều máu.

- Có thể thấy não phòi ra ngoài.

- Nạn nhân tỉnh táo hoặc nửa tỉnh nửa mê hoặc hôn mê.

- Có thể có rối loạn hô hấp, khó thở, xuất tiết nhiều đờm dãi...

4.2. Xử trí cấp cứu.

4.2.1. Trường hợp rách da đầu gây chảy nhiều máu

- ép chặt 2 mép vết thương lại với nhau để cầm máu sơ bộ.

- Cắt tóc xung quanh vết thương

- Đặt gạc hoặc bông vô khuẩn lên trên vết thương rồi dùng bǎng cuộn bǎng ép lại. Nếu có điều kiện thì dùng kẹp agraf để bấm 2 mép vết thương lại với nhau sau đó bǎng lại.

- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí tiếp..

4.2.2. Trường hợp vỡ xương sọ có não phòi ra ngoài

- Không được bôi lên não bất kỳ thứ thuốc gì

- Phủ lên phần não phòi ra một miếng gạc vô khuẩn.

- Nếu có điều kiện thì đặt một vành khǎn xung quanh tổ chức não phòi ra rồi dùng bǎng cuộn bǎng lại.

- Nếu không dùng vành khǎn thì chỉ được bǎng lỏng để tránh gây chèn ép não.

Chú ý:

- Nếu nạn nhân không tỉnh táo, lơ mơ hoặc mê man thì cần chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

- Nếu nạn nhân có xuất tiết đờm dãi thì phải hút sạch đờm dãi, làm thông đường hô hấp.

- Đặt nạn nhân nầm tư thế thoải mái an toàn. Nếu tình trạng nạn nhân cho phép thì nên đặt nạn nhân ở tư thế đầu cao, đầu nghiêng về bên lành.

- Theo dõi sát tình trạng nạn nhân 10 phút/1ần.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""