Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng nhiễu loạn tâm thần là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân điều trị nội trú.
Bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật là các đối tượng có nguy cơ cao nhất; 15 - 18% số bệnh nhân phẫu thuật nói chung, ít nhất 30% số bệnh nhân phẫu thuật tim mạch và 50% số bệnh nhân phẫu thuật tại khớp háng đùi mắc nhiễu loạn tâm thần tại một thời điểm nào đó trong quá trình nằm viện.
Biểu hiện của bệnh
Suy giảm đáng kể chức năng nhận thức hoặc trí nhớ so với khả năng bình thường trước đây của người bệnh. Các biểu hiện khác bao gồm suy giảm hoặc rối loạn chức năng tiếp nhận, ảo tưởng và những rối loạn này mang tính nhất thời. Vì vậy, bệnh nhân thường kích động vào ban đêm và ngủ gà vào ban ngày. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng bởi vì bệnh nhân có thể trở nên tỉnh táo trong thời gian ngắn và mức độ của bệnh lại dao động trong ngày.
Nhiễu loạn tâm thần cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng kích động ở bệnh nhân trên 65 tuổi. Tần suất xuất hiện cao ở các bệnh nhân điều trị nội trú. Biểu hiện của nhiễu loạn tâm thần thường chỉ ra tình trạng rối loạn chuyển hóa có ảnh hưởng đến não.
Nhiễu loạn tâm thần ở người cao tuổi có thể do các bệnh thực thể.
Các bệnh lý có thể gây nên nhiễu loạn tâm thần
Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây nên nhiễu loạn tâm thần ở người già cả trong bệnh viện cũng như trong chăm sóc ban đầu tại gia đình.
Hội chứng cai rượu gây nhiễu loạn tâm thần có thể xuất hiện ở phòng điều trị hoặc phòng phẫu thuật khi bệnh nhân được nhập viện vì các bệnh lý cấp tính. Ngộ độc các chất gây nghiện cũng có thể gây nên nhiễu loạn tâm thần: và các chất gây ảo giác khác.
Các rối loạn khác: Viêm phổi ở người già, suy tim có thể gây nên giảm oxy máu và nhiễu loạn tâm thần.
Suy tim do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể gây nên nhiễu loạn tâm thần. Rối loạn điện giải cấp tính gây ra bởi vã mồ hôi hoặc nôn và các nguyên nhân khác cũng gây nên nhiễu loạn tâm thần. Nhược giáp và cường giáp mức độ nặng có khả năng gây nên nhiễu loạn tâm thần. Tăng đường máu và hạ đường máu gây suy giảm chức năng não và từ đó gây nhiễu loạn tâm thần.
Động kinh có thể gây nhiễu loạn tâm thần, tiền sử động kinh thường dễ phát hiện và khi đó có những dấu hiệu của động kinh như biểu hiện của các chấn thương và tiểu không tự chủ.
Chấn động não đôi khi gây nên nhiễu loạn tâm thần thời gian ngắn. Nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương, thiếu máu cục bộ tạm thời, u não có thể dẫn đến nhiễu loạn tâm thần.
Rối loạn chức năng nội tiết của tuyến yên, tuyến tụy, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp và tuyến giáp có thể gây nên nhiễu loạn tâm thần do rối loạn hằng định nội môi trong cơ thể. Bệnh lý gan kết hợp với chứng táo bón, chế độ ăn giàu protein... Suy thận và các rối loạn trong hệ thống tiết niệu làm tăng urê máu và dẫn đến nhiễu loạn tâm thần thứ phát. Suy hô hấp và suy giảm hoạt động hệ thống tim mạch là các nguyên nhân gây nên suy giảm hoạt động tâm thần...
Do dùng thuốc gây nên nhiễu loạn tâm thần: Nhiều thuốc có khả năng gây nhiễu loạn tâm thần, bất cứ các thuốc nào gây nên tác dụng phụ kháng cholinergic như khô miệng, nhìn mờ, táo bón đều có thể gây nhiễu loạn tâm thần nếu sử dụng với liều cao hoặc được kết hợp với các thuốc kháng cholinergic khác; các thuốc chống loạn thần, thuốc hạ huyết áp có thể gây nhiễu loạn tâm thần do làm giảm cân bằng điện giải hoặc gây huyết áp thấp. Thuốc tác dụng trên tim mạch như digoxin có thể gây nhiễu loạn tâm thần với liều thông thường ở người lớn tuổi. Các thuốc gây ảo giác như PCP là thuốc gây tình trạng nhiễu loạn tâm thần có kích động và loạn thần. Các thuốc giảm đau đôi khi cũng gây nhiễu loạn tâm thần.
Điều trị bệnh thế nào?
Xác định các rối loạn điện giải và dinh dưỡng. Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn bị suy giảm, khám toàn thân và thực hiện các xét nghiệm để xác định các nguyên nhân và chỉ định điều trị. Giải thích các biến chứng có thể xảy ra đối với bệnh nhân cho người nhà. Cố gắng duy trì một kíp riêng biệt để chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Thực hiện các bước phòng ngừa rối loạn điện giải; đảm bảo chức năng của hệ tiêu hóa và thận tiết niệu để nhanh chóng xác định và điều trị kịp thời; giải quyết triệt để sốt và các rối loạn do sốt; khuyến khích sự có mặt người thân nếu có thể. Tránh làm cho người bệnh có cảm giác ngột ngạt hoặc đơn độc
Suy tim có thể gây nhiễu loạn tâm thần ở người cao tuổi.
Bệnh nhân nhiễu loạn tâm thần cần được bảo vệ khỏi chấn thương do ngã và cũng cần tránh tự làm tổn thương do tự rút dây truyền tĩnh mạch và các ống dẫn lưu. Bệnh nhân cần phải có một người chăm sóc liên tục trong khi rối loạn ý thức và nhận thức. Sự có mặt của gia đình giúp bệnh nhân nhiễu loạn tâm thần bớt lo âu.
Phương pháp điều trị nhiễu loạn tâm thần tập trung vào điều chỉnh rối loạn chuyển hóa và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn nhằm giảm bớt tình trạng kích động ở bệnh nhân nhiễu loạn tâm thần; bệnh nhân cần được theo dõi điện tim chặt chẽ... Phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với nhiễu loạn tâm thần có liên quan đến căng trương lực, hội chứng an thần kinh ác tính và hưng cảm là liệu pháp sốc điện.
Liệu pháp hỗ trợ: Gia đình cũng cần được cung cấp thông tin về nguy cơ nhiễu loạn tâm thần xảy ra ở người lớn tuổi do giảm khả năng tự chăm sóc bản thân, uống thuốc không được đầy đủ.
Gia đình và bản thân người bệnh cũng khó chấp nhận việc theo dõi sát bệnh nhân. Do đó, các dịch vụ của xã hội và chuyên khoa tâm thần cần được ưu tiên.
PGS.TS. Cao Tiến Đức