Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới nhịp tim

 Nhịp tim bình thường nằm trong khoảng từ 60-80 nhịp/phút. Trên thực tế, 100 nhịp/phút vẫn được coi là ổn. Nhưng nếu nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, bạn cần đi khám bác sĩ.

Dưới đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới nhịp tim, gây tăng hoặc giảm nhịp tim.

Thiếu hoạt động thể chất

Tập luyện thường xuyên giúp tim hoạt động tốt. Cả béo phì và lười vận động đều có thể làm tăng nhịp tim. Khi bạn béo phì, tim cần nỗ lực hơn để bơm máu tới các bộ phân của cơ thể. Khi bơm máu nhiều hơn, tim cũng đập nhanh hơn.

Căng thẳng

Nếu nhịp tim khi nghỉ ngơi cao, một nguyên nhân có thể là do mức độ căng thẳng của bạn. Căng thẳng kéo dài rất không có lợi vì nó khiến trái tim của bạn phải “chạy đua”

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc kê đơn cũng có thể làm thay đổi nhịp tim. Các thuốc chẹn kênh beta có thể thư giãn trái tim và điều này có thể khiến tim đập chậm lại.

     

    Rối loạn tuyến giáp

    Suy giáp có thể làm chậm nhịp tim và cường giáp có thể làm tăng nhịp tim. Vì vậy, khi tuyến giáp quá hoạt hoặc hoạt động kém, nhịp tim cũng bị ảnh hưởng.

    Mất nước

    Khi cân bằng điện giải trong cơ thể bị xáo trộn, nhịp tim có thể tăng lên. Thậm chí ngay cả khi các khoáng chất như ma giê, canxi và kali bị suy giảm, nhịp tim cũng có thể tăng lên.

    Dùng quá nhiều caffein

    Caffeine có thể làm tăng nhịp tim. Sau khi uống đồ uống năng lượng hoặc một tách cà phê, bạn có xu hướng nhận thấy nhịp tim thay đổi.

    Bệnh tiểu đường

    Nhịp tim cao cũng có thể là một dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường. Nói chung, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

    BS Thu Vân

    (Theo Boldsky

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
    Hiển thị tất cả kết quả cho ""