Cứ 3 giây trên thế giới lại có một trường hợp mất trí mới được chẩn đoán. Các chuyên gia dự đoán, đến năm 2050, số bệnh nhân này sẽ tăng gấp ba lần so với hiện nay. Vậy làm thế nào để bảo vệ trí nhớ khi về già?
Chứng mất trí nhớ ở nước Nga đứng hàng thứ sáu trên thế giới – có khoảng 2 triệu người đang bị suy giảm trí nhớ. Bác sĩ thần kinh, Trưởng khoa Phòng chống suy giảm trí nhớ thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học lâm sàng Nga mang tên Pirogov, tiến sĩ y khoa Elen Mkhitarian cho biết: “Tồn tại quan điểm, suy giảm trí nhớ theo tuổi tác - đó là quá trình lão hoá bình thường. Nhưng thực tế không phải như vậy. Thực sự, não theo tuổi tác phải chịu những sự thay đổi nhất định. Nó bé lại về kích thước, khả năng thích ứng của não suy giảm, dẫn đến khả năng ghi nhớ những thông tin mới khó khăn hơn.
Nhưng tất cả những thay đổi này không làm ảnh hưởng đến người già trong cuộc sống hàng ngày. Nếu vì sự suy giảm trí nhớ con người không thể thực hành lối sống bình thường thì cần phải được các chuyên gia khám xét.
Suy giảm trí nhớ
Phần não chịu trách nhiệm ghi nhớ ở thuỳ thái dương, nằm ở vùng thái dương. Khả năng làm việc của nó có thể chia làm 3 giai đoạn – ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện. Sự rối loạn trí nhớ diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào. Những bệnh nào dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ được chia làm 2 giai đoạn: Tiên phát và thứ phát. Ở giai đoạn tiên phát sự chết tế bào thuỳ thái dương não mà bác sĩ thường gọi là bệnh Alhzeimer. Bệnh này xuất hiện suy giảm trí nhớ trầm trọng: Người bệnh trở nên không nhận ra những người ruột thịt của mình, quên không biết mình đang sống ở đâu, không nhớ tên bố mẹ đẻ và bạn bè của mình.
Tất cả những biểu hiện trên là các triệu chứng muộn của căn bệnh Alhzeimer, chúng cho thấy khi đó việc chữa trị thường không có hiệu quả. Song bệnh cũng có những dấu hiệu sớm hơn và nếu được phát hiện vào giai đoạn sớm có thể tránh được những di chứng nặng nề của bệnh. Những biểu hiện sớm của bệnh Alzeimer là:
- Người bệnh bị suy giảm trí nhớ về những sự kiện đang diễn ra. Người bệnh nhớ rất tuyệt vời, những gì đã diễn ra với họ 10 năm trước, nhưng lại không thể kể lại hôm qua mình đã làm gì. Điều đó có thể xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân thường xuyên hỏi đi hỏi lại hay kể đi kể lại cùng một câu chuyện.
- Khó khăn trong việc lựa chọn từ để diễn đạt khi trò chuyện với người khác.
- Khó học thuộc lòng.
- Gặp rắc rối với việc định hướng ở những nơi lạ.
Nếu bạn nhận thấy mình hoặc những người thân của mình có một trong các dấu hiệu đã nêu hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Khi có các dấu hiệu bất thường về trí nhớ, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay.
Suy giảm trí nhớ thứ phát
Sự tập trung bị suy giảm, còn với những bệnh nhân này quá trình ghi nhớ cũng bị suy giảm, hay thậm chí tất cả các quá trình diễn ra tại thuỳ thái dương ở não cũng bị chậm lại và người bệnh không thể ghi nhớ đúng lúc những gì cần nhớ.
Những dấu hiệu điển hình của sự suy giảm này – người bệnh không thể ngay lập tức gọi tên nghệ sĩ nổi tiếng hay khi đi vào phòng nhưng người bệnh lại quên không biết mình muốn lấy cái gì ở trong phòng. Theo nguyên tắc, nguyên nhân của chứng quên này là do sự suy giảm mạch máu, mà nó diễn ra trên nền của bệnh tăng huyết áp, huyết khối hay bệnh tim. Trong trường hợp này điều trị có thể theo hướng điều trị của chính những bệnh này.
Cũng không hiếm trường hợp suy giảm trí nhớ thứ phát có liên quan đến bệnh Alzheimer – do dinh dưỡng không đầy đủ dẫn đến chết tế bào thuỳ thái dương não.
Các chuyên gia có những phương tiện có khả năng làm chậm quá trình phá huỷ tế bào thuỳ thái dương não và làm chậm quá trình phát triển của bệnh Alhzeimer trong nhiều năm.
Song vấn đề ở chỗ thường các bác sĩ nội khoa không chẩn đoán chính xác và không nhận ra vấn đề về trí nhớ của bệnh nhân đúng lúc. Vì vậy người bệnh thường đến gặp bác sĩ (thần kinh, lão khoa, tâm lý) ở giai đoạn muộn của bệnh. Vì vậy hiện nay ở Nga việc điều trị đặc hiệu căn bệnh này chỉ đạt được ít hơn 5% bệnh nhân.
Các nhà khoa học khẳng định, máy tính có khả năng làm chậm sự phát triển của chứng mất trí. Vì vậy các chuyên gia thường xuyên sản xuất ra những chương trình đặc biệt trên máy tính để phòng ngừa sự suy yếu về trí tuệ ở người già.
Những chương trình trò chơi có hiệu quả nhất, là những trò chơi con người là chủ thể trung tâm của trò chơi. Theo diễn tiến của trò chơi nhiệm vụ sẽ khó dần. Các chuyên gia từ Mỹ so sánh những trò chơi này với việc đoán ô chữ, giải bài toán logic và ghi nhớ thơ. Trong nghiên cứu, kéo dài một vài năm, các nhà khoa học chỉ ra rằng, những người tham gia các trò chơi đặc biệt này nguy cơ bị suy giảm trí nhớ giảm hơn 33% so với các tình nguyện viên còn lại.
Để không bị mất trí
Điều quan trọng nhất là tránh xa những yếu tố nguy cơ:
- Tăng huyết áp: Nếu bạn đạt được mức huyết áp ở mức bình thường, điều này đã làm giảm 5% nguy cơ mất trí.
- Trầm cảm: Trầm cảm làm tăng 10% nguy cơ mất trí.
- Hút thuốc: Không hút thuốc giảm 13,9% nguy cơ mất trí so với người hút thuốc. Những người hút 2 bao mỗi ngày ở tuổi 50 - 60 tăng nguy cơ mất trí lên gấp đôi.
- Tình trạng hôn nhân: Những người sống cùng với gia đình ít có các vấn đề về trí nhớ hơn so với những người sống cô đơn.
- Béo phì: Nếu bạn giảm cân, hiển nhiên nguy cơ mất trí của bạn sẽ giảm 2%.
- Ít vận động: Tích cực vận động làm gia tăng khối lượng của não, vì vậy thường xuyên tập thể thao sẽ giảm nguy cơ mất trí 12,7%. Tại Mỹ đã có một nghiên cứu đặc biệt các chuyên gia đã theo dõi những người trung niên trong 25 năm, thấy rằng những người ít vận động và ngồi xem tivi hơn 3 – 5 giờ mỗi ngày thì khả năng ghi nhớ bị suy giảm.
Nếu cộng tất cả những yếu tố trên sẽ làm gia tăng nguy cơ mất trí lên đến 50%.
Có một cách giúp làm chậm quá trình lão hoá của não - luyện tập các thói quen ghi nhớ: Sự chú ý, khả năng tập trung, tiếp nhận thông tin mới. Trong đó việc học thuộc thơ hay đọc sách đem lại hiệu quả không nhiều. Nhưng để phòng tránh mất trí thì cần bắt não của chúng ta làm việc tổng lực, các trò giải toán, câu đố, ô chữ rất hữu ích.
1. Thế kỷ thứ 7 trước công nguyên: Mất trí được nhắc tới trong y văn từ thời cổ đại, một trong những giai đoạn được nhắc đến sớm nhất là thế kỷ thứ 7 trước công nguyên.
2.“Loạn trí” và “Mất trí”. Giant Eskirol (1772 – 1840) người đầu tiên đưa ra khái niệm “loạn trí” và “mất trí” để nhận biết những người có trí tuệ yếu đuối bẩm sinh và mắc phải.
3. Gia tăng số lượng bệnh nhân. Hàng năm ghi nhận 7,7 triệu trường hợp bệnh nhân mất trí mới. Dự đoán rằng con số này sẽ gia tăng đến 131,5 triệu người vào năm 2050.
Mai Hương