iêm, lở hay đau ở miệng là bệnh thường gặp với nhiều người. Mặc dù không nguy hiểm nhưng chúng làm cho người bệnh cảm thấy bị đau rát, khó chịu khi không thể ăn hay nói chuyện bình thường.
Các vết lở thường xuất hiện rải rác ở phần mềm của miệng như phần phía bên trong và ngoài của môi, má thậm chí có những vết lở mọc ở phần đầu lưỡi. Trong mọi trường hợp, bệnh nhân đều cảm thấy đau mỗi khi ăn hoặc nói chuyện.
Thiếu vitamin B cũng dẫn đến lở miệng. Ảnh: internet
Viêm, lở miệng thường gặp
Có hai dạng:
- Bệnh hecpet môi (hay còn gọi là bệnh mụn giộp)
Bệnh hecpet ở môi hay lở miệng chính là những vết phồng, giộp đỏ bé xíu mọc ở miệng và những vùng quanh miệng như môi, lưỡi…, gây đau và có thể tiết dịch. Bệnh này do vi-rút hecpet gây ra và có thể lây truyền.
- Bệnh viêm loét miệng
Căn bệnh này gây ra những cơn đau ở bên trong miệng, thông thường sẽ xuất hiện những vết loét màu đỏ hoặc trắng nằm rải rác bên trong vùng mô mềm của miệng. Chúng khác với những vết giộp, loét do bệnh hecpet gây ra, vốn thường xuất hiện ở vùng bên ngoài của môi trên. Căn bệnh này thường có nguyên nhân từ việc dị ứng với thức ăn, căng thẳng hay thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân
Lở miệng là tình trạng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu. Theo lương y Vũ Quốc Trung, tình trạng lở miệng rất thường gặp, ai cũng trải qua ít nhất một lần. Mỗi lần bị lở miệng, lưỡi là thấy đau đớn, khó khăn trong ăn uống, nhất là khi ăn món mặn, dùng các loại nước chấm, tỏi, ớt...
Những vết loét có bờ đỏ, thật rõ, kích thước đa dạng (từ 1 - 2 mm hoặc to hơn), xảy ra độ vài ngày đến 2 tuần là tự khỏi, không bao giờ để lại sẹo. Tuy nhiên, bệnh thường tái phát. Trước đây, nhiều người cho rằng bệnh này do nóng trong người, hay ăn phải thực phẩm có tính nóng mà gây nên như thế; cần phải ăn thức ăn có tính mát. Nhưng về sau này, các nhà chuyên môn nhận thấy không phải như vậy, mà cho rằng bệnh lở miệng gây ra bởi một số yếu tố, trong đó có siêu vi, một vài chất hóa học có trong kem đánh răng, một chế độ ăn thiếu a-xít folic, hoặc chất sắt, và hay gặp ở những phụ nữ mang thai. Có giả thuyết
mới cho rằng vi khuẩn Streptococcus - chuỗi cầu Sanguis; chấn thương tình cảm hay căng thẳng thần kinh cũng có thể khiến phát sinh lở miệng.
Nguyên nhân gây ra các chứng viêm loét ở miệng rất đa dạng. Trong một số trường hợp, rất khó để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân thật sự gây ra tình trạng viêm, lở miệng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp:
- Người bệnh đã bị nhiễm vi-rút hecpet trước đó và phát bệnh sau một thời gian vi-rút ủ bệnh. Loại vi-rút này sẽ hoạt động mạnh khi người bệnh đang gặp phải những tình huống căng thẳng, di chuyển nhiều hay môi trường có nhiều bụi bẩn.
- Khó tiêu hoặc táo bón cộng với sự phân hủy thức ăn trong cơ thể. Khi chúng ta ăn nhiều thứ khó tiêu thì sự kết hợp liên tục, nhiều lần giữa việc phân hủy thức ăn và chứng táo bón sẽ gây ra những vết loét ở miệng.
- Sự thiếu hụt B complex và kẽm.
- Thiếu sắt.
- Hệ miễn dịch đã bị suy yếu do trước đó cơ thể mắc những căn bệnh khác, bao gồm cả sự rối loạn máu.
- Ăn nhiều thức ăn có tính nóng như xoài, trái cây sấy khô, đồ chiên xào…
- Ăn những thứ chứa nhiều dầu có chất lượng kém. Trong một số trường hợp, đu đủ hay dứa cũng có thể gây kích thích niêm mạc. Tình trạng này chỉ xảy ra khi chúng được dùng kèm với những “thủ phạm” khác như dầu ăn kém chất lượng.
Cách điều trị
Nhai cà chua sống hoặc uống nước ép cà chua có thể giúp trị lở miệng khá hiệu quả. - Ảnh minh họa.
Để chữa lở miệng, theo lương y Vũ Quốc Trung, chúng ta có thể dùng một số cách chữa theo kinh nghiệm sau đây:
- Nghiền nát vài mảnh cùi dừa rồi đem ép lấy nước để súc miệng khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày.
- Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay, dùng hai cốc nước này để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh.
- Đun sôi 2 cốc nước lạnh, sau đó thêm 1 cốc lá cỏ ca-ri, bắc xuống khỏi bếp và vớt lá ra, để nguội dùng nước đó để súc miệng từ 2-3 lần/ngày.
- Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi, rồi gạn lấy nước dùng súc miệng (từ 3-4 lần/ngày).
- Nhai 5 đến 6 lá rau húng và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần như thế.
- Nhai cà chua sống hoặc ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3-4 lần cũng có thể trị lở miệng một cách hữu hiệu.
Khi các vết lở miệng xuất hiện, chúng không chỉ gây đau mà còn khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Để giảm tình trạng khó chịu trong giai đoạn bị lở miệng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị sau:
- Súc và rửa miệng bằng nước có chứa kẽm. Bạn có thể cho một viên thuốc kẽm vào ly nước, hòa tan và dùng chúng để súc miệng. Dùng thuốc kẽm dạng bột đắp vào vết lở cũng có tác dụng làm dịu vết loét.
Nha đam rất tốt cho việc giải nhiệt. Ảnh: internet
- Uống nước ép nha đam khi bụng đang đói. Loại nước ép này có tác dụng bôi trơn và tạo ra một lớp màng để bảo vệ các vết lở, loét. Bên cạnh đó, chúng rất mát và có thể chữa lành cho những vết thương ở bề mặt da nhầy.
- Bổ sung các viên B complex, kẽm, sắt. Biện pháp này không phát huy tác dụng chữa bệnh ngay tức thời, nhưng về lâu dài sẽ điều trị dứt điểm việc lở miệng do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này.
Nước nghệ có tác dụng làm sạch miệng và không gây bỏng phần da mỏng trong miệng. Ảnh: internet
- Bạn cũng có thể pha chế loại nước súc miệng từ nghệ bằng cách đun sôi củ nghệ trong nước, lọc sạch và để nguội rồi dùng. Nước nghệ cũng mang lại tác dụng làm sạch miệng mà không gây bỏng phần da mỏng manh trong miệng.
- Dùng khăn ngâm vào nước đá lạnh có pha muối rồi chấm nhẹ lên những vết loét, làm nhiều lần trong ngày cho đến khi vết lở đỡ hẳn.
- Tinh dầu tỏi cũng là một phương thuốc sát khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nát tỏi, lọc lấy nước và thoa chúng thường xuyên lên vết loét, lở.
- Uống thuốc nhuận tràng loại nhẹ đôi khi cũng là một giải pháp hiệu quả, đặc biệt là đối với những trường hợp lở miệng do sự tích tụ chất độc trong bao tử gây ra. Nếu bạn bị lở miệng do bụng dạ không ổn, khó tiêu thì thuốc nhuận tràng sẽ giúp giải quyết các vết loét chỉ trong vòng 24 giờ.
- Khi bị lở miệng do căng thẳng, bạn cần tránh những tình huống gây stress không chỉ là nguyên nhân hình thành nên những vết giộp khó chịu mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
Tránh những thức ăn, gia vị có tính nóng. Ảnh: internet
- Tránh những thức ăn hoặc đồ uống có khả năng làm cho những vết lở miệng trở nên trầm trọng hơn. Danh sách này bao gồm: những thứ có nhiều gia vị, a-xít (như trái cây có họ cam, quít hoặc nước ép của chúng), thức ăn cay, cứng hay giòn (như các loại bánh quy, khoai tây chiên) hay quá nóng. Tiêu thụ những thứ có nhiều cồn hay caffeine cũng kích thích sự hình thành các vết lở miệng
Bài thuốc dân gian chữa lở miệng
1. Ngậm chất chát trong miệng: chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
2. Uống nước khế chua: Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
3. Cỏ mực: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.
4. Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
5. Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.
6. Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.
Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.
|
Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc... |
7. Cùi dừa: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
8. Cà chua: Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
9. Vỏ dưa hấu: Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.
Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.
10. Củ cải trắng: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Chú ý:
- Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.
- Để phòng ngừa bệnh, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm. Muốn có một mùa hè vui vẻ, dễ chịu, phải biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
(St)