Mùa xuân và bệnh viêm mũi dị ứng

Mùa xuân là thời điểm “khốn khổ” của những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng từ những hạt phấn hoa nhỏ bé từ cây cối, cỏ dại bay trong không khí.

Mùa xuân, cây cối đâm, chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi. Nhưng mùa xuân cũng là thời điểm “khốn khổ” của những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng mà nguyên nhân là những hạt phấn hoa nhỏ bé từ cây cối, cỏ dại bay trong không khí.

Phấn hoa - Thủ phạm gây dị ứng

Phấn hoa là những hạt nho nhỏ hình tròn hoặc bầu dục mà chức năng chính yếu là sinh sản qua sự thụ phấn. Thụ phấn có thể trong cùng một cây hoặc nhờ gió và ong bướm từ hoa này sang hoa khác.

 

Phấn hoa là tác nhân gây viêm mũi dị ứng.

Phấn hoa là tác nhân gây viêm mũi dị ứng.

Nghẹt mũi là triệu chứng chính khiến người bệnh khó chịu nhất. Trường hợp nặng, có thể đưa tới viêm xoang mũi, viêm tai trong, mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, cáu kỉnh,... Cơn dị ứng kéo dài có khi tới nửa giờ, xảy ra nhiều lần trong ngày hoặc kéo dài đến vài tuần ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

Viêm mũi dị ứng do phấn hoa mùa xuân là do tác nhân từ môi trường gây ra nên có thể phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Cần lưu ý, số lượng phấn hoa trong không khí cao nhất từ nửa đêm tới 8 giờ sáng, đặc biệt vào những ngày nắng ấm và khô. Trong khoảng thời gian này cần tránh tối đa việc đi ra ngoài trời, đóng cửa nhà. Nếu cần đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh hít phải phấn hoa trong không khí.

Không nên phơi quần áo ngoài sân vườn, tránh vướng phấn hoa, mặc vào bị dị ứng. Sau khi làm việc ngoài vườn, làm đồng xong cần tắm gội, thay quần áo sạch mới đi ngủ để tránh hít phải phải phấn hoa vương trên quần áo và tóc.

 

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""