Ly giải tế bào vi khuẩn, đột phá mới giúp giảm kháng kháng sinh

Nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng là tình trạng lạm dụng kháng sinh trong trị bệnh. Nếu miễn dịch cơ thể chống bệnh nhiễm trùng phổ biến được nâng cao thì tình trạng lạm dụng kháng sinh cũng sẽ giảm xuống và nhờ đó hạn chế được kháng kháng sinh.

Kháng kháng sinh và những hệ lụy

Tỷ lệ tử vong do kháng kháng sinh trên thế giới năm 2050

Các bệnh lý nhiễm trùng thông thường có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng kháng sinh trở nên phổ biến, cùng với việc sử dụng kháng sinh không theo đúng liều lượng quy định, nhiều loại thuốc kháng sinh trên thị trường không đáp ứng đúng yêu cầu về hàm lượng hoạt chất… dẫn tới vi khuẩn không bị tiêu diệt khi tiếp xúc với kháng sinh và phát triển các cơ chế để chống lại những loại kháng sinh đó trong tương lai.

Hậu quả của kháng kháng sinh có từ nhẹ cho tới nặng. Nhẹ là các bệnh lý nhiễm trùng sẽ trở nên kéo dài hơn, khó điều trị hơn. Nặng là bệnh nhân có thể bị chết bởi những nhiễm trùng đơn giản không thể điều trị bằng kháng sinh mà có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết khi vi khuẩn xâm nhập được vào hệ tuần hoàn. Theo ước tính của một nghiên cứu đăng trên tạp chí PoSL năm 2016, tới 2050 nếu tình trạng kháng kháng sinh vẫn gia tăng như hiện nay thì cứ 1 năm có khoảng 10 triệu người chết vì kháng kháng sinh. Một ước tính của Ngân hàng thế giới (World bank) cho thấy, kháng kháng sinh có thể khiến đầu tư y tế thế giới gia tăng 300 tỷ tới 1,000 tỷ USD mỗi năm tới 2050

Miễn dịch cơ thể, chìa khóa hạn chế kháng kháng sinh

Miễn dịch cơ thể là chìa khóa chống nhiễm trùng, giảm kháng kháng sinh

Trong bối cảnh kháng kháng sinh gia tăng nhanh chóng như hiện nay, và theo các chuyên gia, cần tối thiểu 20 năm nghiên cứu để một loại kháng sinh hoàn toàn mới có thể tung ra thị trường với chi phí đầu tư lên tới hảng tỷ đô la Mỹ. Các giải pháp thay thế kháng sinh được đề xuất liên tục trên thế giới. Tuy nhiên, sử dụng các biện pháp tăng cường miễn dịch cơ thể được quan tâm hơn cả vì có khả năng chống lại cả các chủng vi khuẩn đã đề kháng kháng sinh.

Miễn dịch trong cơ thể phân bố tại niêm mạc của các bộ phận như hô hấp, tiêu hóa, sinh dục… và lưu hành trong máu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh cũng như tiêu diệt vi khuẩn khi đã bị xâm nhập theo nhiều cơ chế khác nhau. Các nhà khoa học cũng nhận thấy, miễn dịch tại chỗ đóng vai trò tới 70% khả năng phòng bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng hô hấp, còn miễn dịch đặc hiệu toàn thân đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng nếu bị bệnh.

Biện pháp giúp tăng miễn dịch tại chỗ và miễn dịch đặc hiệu của cơ thể chính là chìa khóa để hạn chế các bệnh nhiễm trùng, hạn chế kháng kháng sinh.

Đột phá mới từ châu Âu giúp giảm kháng kháng sinh

Ly giải vi khuẩn là đột phá miễn dịch từ châu Âu

Tại châu Âu, từ những năm 70 của thế kỷ trước, các nhà khoa học tại Đông Âu và Liên Xô đã tìm ra cách để kích thích cơ thể tăng sinh miễn dịch toàn thân không đặc hiệu bằng cách sử dụng các mảnh vỡ tế bào vi khuẩn đường ruột như Lactobacillus fermentum theo đường uống. Quân đội Liên Xô thiếu thốn các loại thuốc kháng sinh, được cho sử dụng chế phẩm chứa ly giải vi khuẩn này như một cách để giảm bớt thương vong từ nhiễm trùng vết thương trên chiến trường. Tuy nhiên, phương pháp ly giải cũ bằng hóa chất (ly giải hóa học) và sử dụng các loại vi khuẩn đường ruột không thực sự hiệu quả khi ứng dụng vào các bệnh nhiễm trùng cụ thể như nhiễm trùng hô hấp do không tăng miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch tại chỗ.

Tới những năm 90, các nhà khoa học tại châu Âu, trong đó có Cộng hòa Séc đã sử dụng biện pháp vật lý để ly giải các loại vi khuẩn thường gây bệnh đường hô hấp để kích thích cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu và tăng khả năng kích thích miễn dịch cơ thể vì ly giải vật lý giúp bảo tồn hoạt tính kháng nguyên tốt hơn. Chưa hết, hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp theo phương pháp vật lý được bào chế dưới dạng viên ngậm có tác dụng tăng sinh miễn dịch tại hầu họng, do đó tăng cao khả năng phòng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Đây được coi như một dạng vaccine đường miệng (oral vaccine) có ứng dụng hết sức rộng rãi tại châu Âu trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây.

Một nghiên cứu tại Cộng hòa Séc với hỗn hợp chứa ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp dạng vật lý dưới dạng sử dụng là viên ngậm trong mùa đông cho thấy, khi được sử dụng trong 1 tháng, cho hiệu quả bảo vệ (đo nồng độ kháng thể) trong 3 tháng, giảm tới 50% nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp và với những bệnh nhân mắc viêm nhiễm đường hô hấp, biện pháp trên giúp giảm số ngày điều trị, giảm số ngày nghỉ phép do bệnh gây ra.

Nhờ việc áp dụng ly giải vi khuẩn hô hấp dạng vật lý, các nhà khoa học tin rằng có thể làm giảm tần suất sử dụng kháng sinh trong cộng đồng, từ đó góp phần hạn chế kháng kháng sinh, nhất là nhóm kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng phổ biến nhất. Đây được coi là đột phá miễn dịch từ châu Âu, là một dạng vaccine đường miệng, có giá trị trong cả phòng ngừa và phối hợp điều trị bệnh lý nhiễm trùng.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""