Fluor có làm giảm chỉ số IQ?

Kết quả phân tích không thấy có nhiều khác biệt trong chỉ số IQ giữa đối tượng phơi nhiễm fluoride và những người bình thường.

Năm 2012, qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của nước chứa fluor lên trẻ em, các nhà khoa học từ Đại học Harvard nhận ra rằng, chỉ số thông minh của những đứa trẻ sống ở những nơi mà nước bổ sung nhiều flour thấp hơn đáng kể so với những đứa trẻ cùng độ tuổi sống ở vùng có nồng độ fluor thấp hơn. Nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận: fluor là chất phụ gia có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển bình thường của hệ tâm thần.

Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1972-1973, một nhóm nhà khoa học trung lập đứng đầu là T.S Jonathan Broadbent (đến từ Đại học Otago ở Niu-zi-lân) tái nghiên cứu giả thuyết trên bằng cách phân tích số liệu từ 1000 người dân bản xứ ở Dunedin (Niu-zi-lân) để so sánh với nhóm người đã bị phơi nhiễm với chất fluor sống ở khu vực ngoại ô. Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ những giả thuyết xung quanh hóa chất này trong kem đánh răng và thuốc viên.

Ảnh minh họa

Từ đầu thế kỉ 20, Mỹ và nhiều quốc gia bắt đầu thêm fluor vào trong nguồn nước để giảm tỉ lệ sâu răng, hướng đến mục tiêu sức khỏe răng miệng toàn dân.

'Kết quả phân tích không thấy sự khác biệt rõ rệt trong chỉ số IQ giữa đối tượng phơi nhiễm fluor và những người bình thường, điều này không thay đổi ngay cả khi không kiểm soát các yếu tố khác có thể tác động đến chỉ số này. Chúng tôi nhận thấy những em bé được nuôi bằng sữa mẹ đều có chỉ số IQ cao , bất kể nguồn nước nơi đứa trẻ sống có được bổ sung flour hay không.', T.S Broadbent trả lời trong một buổi phỏng vấn với trang MNT.

Nghiên cứu dài hơi của T.S Broadbent đi đến kết luận cuối cùng dựa trên số liệu so sánh chỉ số IQ của 992 người tham gia từ 7-13 tuổi. Khi tròn 38 tuổi, những người trên phải trải qua bài kiểm tra bổ sung bao gồm khả năng đọc hiểu, ghi nhớ và tốc độ xử lí thông tin. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã tính toán đến những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chỉ số IQ của đối tượng tham gia nghiên cứu khi còn nhỏ như chỉ số kinh tế xã hội, trọng lượng lúc sinh, phương thức nuôi khi còn nhỏ (sữa mẹ hay sữa bột), và môi trường giáo dục.

'Hi vọng rằng nghiên cứu này sẽ kết thúc những định kiến bấy lâu cho rằng nguồn nước bổ sung fluor gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Nhưng sự thật là, fluor góp phần làm giảm tỉ lệ sâu răng đồng thời thắp sáng nụ cười của hàng ngàn người Niu-zi-lân', TS Broadbent khẳng định.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""