Chóng mặt chuyện nhỏ nhưng đừng đùa

 Phần lớn các cơn chóng mặt đều lành tính và chỉ kéo dài trong vài phút, thậm chí chỉ trong vài giây. Dù vậy, nếu người bệnh chủ quan không đề phòng và xử lý đúng cách, chóng mặt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và chất lượng sống của bản thân người bệnh.

Chóng mặt có thể hiểu là sự rối loạn trạng thái thăng bằng của cơ thể. Khi đó người bệnh sẽ bất ngờ thấy mọi vật xung quanh mình quay tròn theo nhiều hướng, kèm theo hoa mắt, ù tai, buồn nôn, vã mồ hôi, mất phương hướng, chao đảo,… đi đứng không vững, bước hẫng, dễ bị ngã.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chóng mặt, nhưng phổ biến nhất là do ăn uống không đủ bữa, thiếu chất, thiếu ngủ kéo dài, căng thẳng quá độ, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình…

Nếu thường xuyên bị các cơn chóng mặt tấn công, bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục sau:

Ăn đủ bữa và đủ dưỡng chất cho cơ thể mỗi ngày: khi ăn không đủ bữa, đủ chất trong thời gian dài, cơ thể sẽ dần bị thiếu máu, không đủ để cung ứng não bộ nên dẫn đến chóng mặt. Với những trường hợp này, việc đáp ứng chế độ ăn giàu chất sắt, đạm là rất cần thiết. Ngoài ra, nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày để bổ sung vitamin cho cơ thể, a-xít béo omega-3 (có nhiều trong dầu cá) cũng quan trọng với sức khỏe não bộ. Chúng giúp tế bào thần kinh thực hiện chức năng truyền thông tin tốt hơn. Bên cạnh đó, nên có chế độ ăn giảm mặn (hạn chế na-tri) và không dùng cà phê để tránh thay đổi huyết áp, có thể làm tăng triệu chứng chóng mặt.

 

Ảnh minh họa

- Tránh thức khuya, đảm bảo ngày ngủ đủ 8 tiếng: Đêm chính là thời điểm hệ thần kinh của con người nghỉ ngơi sao ngày dài mệt mỏi. Vì thế, người có thói quen thức khuya sẽ dễ bị suy nhược thần kinh, dễ bị chóng mặt, hoa mắt nhức đầu vào hôm sau.

Uống đủ nước, nhất là khi thời tiết nắng nóng cơ thể toát nhiều mồ hôi:Trong máu có tới 83% là nước nên khi cơ thể thiếu nước sẽ sinh thiếu máu, lúc đó các co quá trình lưu chuyển máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể không đủ, nhất là não bộ từ đó dẫn đến hoa mắt chóng mặt. Để hạn chế sự bị mất nước, bạn nên đặt một cốc nước hoặc một chai nước trên bàn làm việc của mình và uống thường xuyên từng ngụm nhỏ. Lượng nước lý tưởng một người trưởng thành cần có là từ 1,5 – 2 lít/ ngày.

- Bố trí công việc và cuộc sống khoa học để tránh bị stress, căng thẳng tinh thần: Vì stress, căng thẳng kéo dài sẽ làm tổn hại các noron thần kinh từ đó làm phát sinh các triệu chứng như chóng mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, buồn nôn, đau ngực, cảm giác khó thở...

Có chế độ tập luyện vận động thường xuyên và phù hợp thể lực: để tăng cường sự lưu thông khí huyết, từ đó giúp huyết áp được ổn định, máu lưu thông đến não bộ tốt hơn từ đó hạn chế các cơn chóng mặt.

- Luôn dự trữ trong nhà hay mang theo bên mình thuốc chữa chóng mặt có tác dụng nhanh để kịp thời sử dụng ngay khi các dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơn chóng mặt đang ập đến. Trong số các loại thuốc chữa chóng mặt đang có trên thị trường hiện nay, thuốc chứa hoạt chất acetyl-DL-leucine đang được các chuyên gia đánh giá cao nhất về hiệu quả nhanh chíng và lành tính.  Và để đảm bảo tính an toàn cao khi dùng, bạn nên lưu ý chỉ chọn thuốc chữa chóng mặt có hoạt chất acetyl-DL-leucine từ các hãng dược phẩm uy tín trên thế giới.

Nếu đã áp dụng các cách phòng tránh và chữa chóng mặt đúng cách nhưng vẫn bị chúng tấn công thường xuyên và kéo dài, bạn nên lưu ý, và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán bệnh đồng thời có hướng điều trị kịp thời.

Những điều cần lưu ý

Các cơn chóng mặt thường kéo đến bất thình lình, không báo trước nên khiến nhiều người không biết cách ứng biến cho phù hợp dễ dẫn đến trượt ngã. Sau đây là điều bạn nên làm khi đang bị chóng mặt tấn công:

- Dừng ngay các hoạt động di chuyển như: đi lại, vận chuyển xe cộ máy móc… và chậm rãi ngồi xuống ngay để tránh bị té ngã

- Không thay đổi tư thế một cách đột ngột để tránh bị chóng mặt nặng hơn

- Tìm chỗ ngồi hay chỗ đứng có điểm tựa để giữ thăng bằng tốt hơn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""