Chân răng làm giác mạc nhân tạo tại Singapore

Phẫu thuật sử dụng phần cuống răng của chính bệnh nhân và thấu kính bằng chất liệu PMMA để nhìn.

By David W. Mullin

Tại SINGAPORE — Phẫu thuật ghép giác mạc nhân tạo bằng xương chân răng đã có lần đầu tiên cách đây 1 thập kỷ và đó là niềm hy vọng cho những bệnh nhân bị mù do nguyên nhân giác mạc mà ta không thể ghép giác mạc băng phương pháp thông thường được. Những bệnh nhân bị mắc hội chứng Stevens-Johnson hoặc bị bỏng giác mạc nặng do hoá chất.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí  Ocular Surgery News, Donald Tan, MD, Phó giám đốc Trung Tâm Mắt Singapore có nói về phẫu thuật này “ Đây là một phẫu thuật khó và phức tạp nó đòi hỏi nhiều phẫu thuật đồng thời cả mắt và răng, phẫu thuật kéo dài nhiều giờ và phẫu thuật này ta phải thay thế gần như toàn bộ bán phần trước nhãn cầu.”

Prof. Tan đã giới thiệu kết quả phẫu thuật Răng-Mắt nhân tạo (OOKP) tại cuộc họp chuyên ngành nhãn khoa Châu Á Thái Bình Dương.

Prof. Tan nói bệnh nhân được làm phẫu thuật này phải bị mù cả hai mắt và các chức năng của võng mạc, gai thị thần kinh phải còn tốt.

Từ tháng 2 năm 2004 người ta đã mổ cho 15 bệnh nhân tại SNEC (Trung tâm mắt Singapore) cùng phối hợp với Trung tâm răng Singapore, kết quả theo dõi 13  bệnh nhân sau mổ 24 tháng ông ta thấy rằng 7/13 bệnh nhân có thị lực 6/6, 9/13 có thị lực là 6/12 hoặc tốt hơn và một số ca khác có thị lực ổn định 6/30 và 6/20. Một số ít bệnh nhân có thị lực kém hơn là do có bệnh Glaucome hoặc bị bong võng mạc.

Prof. Tan nói đây là kỹ thuật không mới và cũng rất hiếm được làm, cách đây 40 năm một bác sỹ người Ý tên là Strampelli đã làm và nó cũng đã được bs Falcine, Lui và một số bs khác hiệu chỉnh lại một chút

Prof. Tan nói tại SNEC về việc thu hút bệnh nhân từ khu vực Nam Á từ 2004 chỉ có 2 bệnh nhân ở Singapore hầu hết là bệnh nhân ở Malaysia, Indonexia, Sri Lanka, bangladesh. Bệnh nhân cuối cùng là từ Australia.

Bước 1

Chân răng của bệnh  nhân được lấy ra và cắt sâu xuống để chân răng ta có thể đặt thấu kính quang học bằng chất liệu PMMA. Phần lấy ra này sau đó sẽ được đặt vùng cơ dưới cằm của bệnh nhân.

Prof. Tan nói, “Chúng tôi không sử dụng lâu bề mặt trên của mắt bệnh nhân, chúng tôi cung cấp một bề mặt giác mạc mới cho mắt từ miệng.  Chúng tôi sử dụng một chân răng  làm thấu kính và sau đó sẽ ghép thấu kính này vào phần cơ dưới cằm và như vậy phần chân răng vẫn sống bình thường để sau đó nó sẽ trở thành mảnh ghép sinh học. Sau 3 tháng tổ chức tổ chức fibrous (tổ chức xơ) sẽ phát triển và tạo thành một nang xơ (fibrous capsule). Nang xơ này có mạch máu nuôi dưỡng và như thế chân răng này đã được sống bình thường ở cằm”.

Kết thúc giai đoạn 1 ta sẽ lấy toàn bộ tổ chức chân răng và bao sơ bao xung quanh ở dưới cằm ra và ta sẽ tạo hình bề mặt của mắt từ chân răng và phần tổ chức sơ xung quanh sẽ được làm thành một phần của mắt.

“Như vậy chúng tôi đã chuyển đổi tổ chức màng trong miệng sang mục đích khác.”  Prof. Tan nói

“Chúng tôi để màng này bao phủ và sau đó bộc lộ phần chân răng ra và khoảng 2-3 tháng sau chúng tôi thực hiện mổ bước hai.”


A 48-year-old female with Stevens Johnson syndrome preop. She has only hand motion vision in both eyes before surgery.

BN nữ 48 tuổi bị hội chứng Stevens Johnson. Thị lực trước mổ chỉ nhìn bóng chuyển động lờ mờ cả hai mắt


The tooth-cylinder implant just before surgery.

Tạo hình mắt từ chân răng (hình thù miếng sẽ ghép trước khi mổ)


Postop, the same patient has 20/20 vision, with a follow-up of 24 months.

Sau mổ thị 20/20 bn được theo dõi 24 tháng

Images: Tan D

Bước 2

Bs kiểm tra phần tổ chức đã được ghép vào phần tổ chức cơ dưới cằm phát triển tốt với hệ thống giàu mao mạch.

«  Chúng tôi bắt đầu lật phần màng ra để lộ phần giác mạc nhân tạo, chúng tôi bắt đầu tạo ra một lỗ trên giác mạc, lấy hết mống mắt, thuỷ tinh thể và dịch kính. Chúng tôi bắt đầu tạo hình khoảng trống phần giác mạc của bệnh nhân để đặt phần chân răng được lấy ra từ cằm (phần này đã được ghép 3 tháng trước đây) và sau đó ghép vào phần vừa tạo hình trên giác mạc. Nếu bệnh nhân có bị Glaucome và cắt dịch kính thì chúng tôi sẽ làm luôn trước khi ghép. » Dr Tan nói.

Ống kính từ chân răng rất phức tạp nó được đưa vào đúng vị trí và người ta lật phần màng ra để lộ phần trên của chân răng sau đó người ta tạo ra một lỗ có vỏ chính là chân răng và đặt kính PMMA vào trong lỗ đó.

“ Như vậy bây giờ ta có một giác mạc mới chính là phần chân răng có kính là PMMA, giác mạc này rất khoẻ. Phần chân răng bây giờ không đóng vai trò là chân răng nữa mà là một phần của giác mạc mới và phần bao phủ bên ngoài là phần màng (ta nhìn thấy ở hình 2) phần kính quang học PMMA là trung tâm.” Prof Tan nói.

Chỉ phẫu thuật cho những trường hợp tuyệt vọng

Dr. Tan nói về phẫu thuật: “Chỉ nên phẫu thuật cho những trường hợp không còn hy vọng để làm gì khác nữa.” có thể xảy ra hiện tượng loại mảnh ghép, vì lý do đó mà bác sỹ phẫu thuật phải xem xét thận trọng.

Phẫu thuật tạo hình Răng-Mắt cũng được xem như là bước cuối vì tôi thấy có những   trường hợp  phần trước mắt của bệnh nhân bị hỏng hoàn toàn.

Mỗi ca mổ này thường mất khoảng từ 3 - 5 giờ. Trước đây người ta mổ những trường hợp này thường mất từ 7 đến 8 giờ.

Biên dịch Dr Nguyễn Văn Mích

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""