Chăm sóc bệnh nhân bị tiêu chảy

 

Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên điều cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước. Nước để bù tốt nhất là dung dịch oserol được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt.

Khi tiêu chảy, nhiều người lại chỉ ăn cơm với muối trắng, cháo muối hay cháo đường. Điều này là sai lầm vì như thế sẽ khiến cơ thể nhanh chóng suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh và chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác. Bệnh nhân tiêu chảy vẫn cần ăn đủ chất và năng lượng. Đạm, kẽm, vitamin... từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục. Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải, chất dinh dưỡng cùng những yếu tố chống bệnh; vẫn tiếp tục ăn và uống sữa bình thường, không pha loãng nhưng nên chia nhỏ bữa ăn.

Thực phẩm cần tránh là những loại nhiều chất xơ (rau, củ, đậu, bắp cải, giá), trái cây có bột (lê, đào, mận...), thực phẩm chứa nhiều đường đơn (nước ngọt, nước trái cây, mật ong, kẹo, bánh ngọt...). Nên ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

BS. Văn Bàng

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
    Hiển thị tất cả kết quả cho ""