Trẻ em có khuynh hướng thường hay nhét các vật lạ vào lỗ mũi, lỗ tai hay miệng. Nếu để lâu, những vật này có thể gây nhiễm trùng và đưa đến tổn thương vĩnh viễn. Trẻ em cũng thường hay nuốt các vật nhỏ, chỉ có thể nhận biết được khi nó thải ra ngoài an toàn qua đường tiêu hoá. Tuy nhiên, nhưng vật lớn hơn hay sắc nhọn sẽ có nguy cơ cao gây tổn thương bên trong cơ thể. Nếu có dấu hiệu khó thở thì có khả năng vật đã lọt vào khí quản hơn là vào dạ dày. Hãy gọi xe cấp cứu và làm thủ thuật….
Dị vật ở mũi:
Vấn đề ưu tiên là duy trì đường thở thông thoáng. Nếu bất cứ lúc nào dị vật gây khó thở, hãy can thiệp thủ thuật và gọi đội xe cấp cứu ngay.
*Dấu hiệu và triệu chứng của dị vật mũi: đau, phù nề, thở ngáy, khó thở, chảy mũi nhầy, đôi khi nhầy máu( nếu dị vật nằm lâu trong mũi)
* Điều trị:
-Đặt bé ngồi xuống và trấn an.
- Khuyến khích trẻ thở bằng miệng thay vì bằng mũi.
- Không nên cố gắng lấy dị vật ra vì điều này có thể khiến dị vật bị đẩy sâu hơn, gây tổn thương nặng hơn.
- Đưa trẻ đến bệnh viện để gấp dị vật.
Dị vật trong tai:
* Điều trị : không nên cố gắng lấy dị vật ra khỏi tai vì điều này có thể làm cho dị vật bị đẩy sâu hơn, gây tổn thương nặng hơn, đặc biệt là màng nhĩ. Trấn an bé và đưa bé đến bệnh viện.
* Dấu hiệu và triệu chứng: đau, điếc tạm thời, chảy mủ tai.
Côn trùng chui vào tai :
*Dấu hiệu và triệu chứng của côn trùng chui vào tai : nghe ù ù, sột soạt rất lớn trong tai, đau tai, khó chịu.
*Điều trị :
· Đặt trẻ ngồi xuống và trấn an trẻ trước khi điều trị
· Nghiêng đầu trẻ sang bên không bị dị vật, rồi đổ nước ấm vào tai, giúp côn trùng nổi lên. Nếu cách trên không hiệu quả thì đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt
Nuốt phải dị vật:
Dấu hiệu và triệu chứng : hỏi trẻ và người xung quanh những chuyện đã xảy ra, và tìm kiếm những vật nhỏ khác quanh trẻ. Trẻ than đau bụng.
Điều trị : nếu vật lớn sắc nhọn hay có độc tính (ví dụ như một số loại pin) thì hãy gọi xe cấp cứu gấp. Nếu dị vật nhỏ và trơn láng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt.
Hít phải dị vật:
Những vật nhỏ trơn láng có thể hít vào trong phổi gây khó thở, nhất là khi chúng có tính xốp và phồng to lên khi tiếp xúc với dịch cơ thể. Những hạt đậu nhỏ cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng, một số người còn có phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với chúng.
· Dấu hiệu& triệu chứng : giảm âm phế bào khi dị vật rơi vào phổi, ho khan, khó thở. Hỏi người xung quanh chuyện gì đã xảy ra, và tìm kiếm bằng chứng của gói đậu, gói kẹo…
· Điều trị : điều trị nghẹt thở nếu cần( nếu bệnh nhân không thể thở được), gọi xe cấp cứu càng sớm càng tốt và theo dõi sát tình trạng hô hấp trong lúc chờ đợi. Trấn an bệnh nhân và tìm ra chính xác những gì bệnh nhân đã hít
Di vật rơi vào mắt:Những vật nhỏ rơi vào phần trắng của mắt gây kích thích mắt rất nhiều, nhưng thường được lấy ra dễ dàng. Nếu dị vật bám chặt vào mắt hoặc bám ở phần có màu của mắt (mống mắt) thì không nên cố gắng loại bỏ. Lúc này phải băng mắt lại và đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
· Dấu hiệu và triệu chứng : mắt bị kích thích và đau, chảy nước mắt, xốn mắt, nhìn mờ.
· Điều trị : cho bệnh nhân ngồi đối diện với ánh đèn để bạn có thể nhìn thấy rõ dị vật cần được lấy ra. Banh hai mi mắt nhẹ nhàng bằng ngón cái và ngón trỏ để khám. Yêu cầu bệnh nhân cử động mắt lên xuống và qua lại 2 bên. Bảo bệnh nhân chớp mắt. Nếu nhìn thấy được dị vật và nó không bám chặc hoặc không bám vào mống mắt thì hãy nhẹ nhàng dội rửa nó ra. Nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên và đổ nước vào mắt, giữ cho mi mắt mở. Tiếp tục rửa nước như vậy trong vòng 30 phút và cho phép bệnh nhân chớp mắt đều đặn. Nếu dội nước không hiệu quả và dị vật không bám chặt vào mắt, hãy cố gắng loại bỏ nó bằng một miếng gạc sạch, ẩm. Nếu bạn vẫn không thể loại bỏ được dị vật, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
(Theo BSGĐ)