Chó là loài vật trung thành và thân thiện nên được nhiều gia đình chọn nuôi trong nhà. Tuy nhiên việc chơi đùa với chó nhà đặc biệt là chó con nếu không chú ý sẽ bị chó cắn dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh dại nguy hiểm. Vậy liệu chó con cắn có bị dại không?
Chó con cắn có bị dại không?
Chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Bệnh dại thường lây nhiễm qua vết cắn hoặc vết liếm của động vật lên vết thương hở trên da người (do virus dại có trong nước bọt), đa số ca lây nhiễm dại là do chó cắn. Việc người nuôi nhất là trẻ em chơi đùa cùng chó và bị chó cắn là việc rất thường xuyên xảy ra.
Lo lắng chó con cắn có bị dại không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi bị chó cắn. Lo lắng này là điều dễ hiểu bởi bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh dại mà chỉ có vaccine phòng dại.
Tiêm phòng dại là biện pháp tốt nhất khi bị chó dại cắn
Các chuyên gia y tế khuyến cáo những người bị chó con cắn có nguy cơ lây nhiễm dại cao hơn các con chó trưởng thành, đặc biệt là chó con không rõ nguồn gốc thì nguy cơ chúng đang mang trong mình virus dại hoặc siêu vi là hoàn toàn có thể sảy ra. Đối với chó con có nguồn gốc rõ ràng thì nguy cơ lây nhiễm dại cũng chưa được loại bỏ hoàn toàn vì chó chỉ được tiêm phòng dại khi chó được 3 tháng hoặc 9 tháng. Nếu không may bị chó con cắn thì cần sát trùng vết thương và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế dự phòng gần nhất để được khám và tư vấn phác đồ tiêm vaccine phòng dại.
Bên cạnh việc tiêm vaccine thì cần theo dõi chó con cắn người trong vòng 10 đến 15 ngày để đảm bảo loại bỏ nguy cơ chó con cắn có bị dại không, sau thời gian này nếu con chó không xảy ra vấn đề gì thì có thể ngừng tiêm hoặc chuyển phác đồ tiêm sang tiêm phòng trước khi phơi nhiễm.
>>> Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không
Có phải cứ bị chó con cắn là tiêm vaccine phòng dại?
Mặc dù việc bị chó con cắn khiến mọi người cảm thấy lo ngại chó con cắn có bị dại không tuy nhiên không phải cứ bị chó cắn là tiêm vaccine dại. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia y tế trong trường hợp nạn nhân bị chó con cắn:
Không phải cứ bị chó cắn là cần tiêm phòng dại
- Sau khi bị chó con (hoặc các loại súc vật khác) cắn, nạn nhân cần được sơ cứu và đến các trung tâm y tế dự phòng.
- Tại trung tâm y tế nạn nhân sẽ được hỏi và thăm khám để quyết định có tiêm vaccine hay không.
- Nạn nhân sẽ được chỉ định tiêm vaccine nếu con vật cắn người: lên cơn hoặc có biểu hiện nghi mắc dại; vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ hoặc bộ phận sinh dục; vết cắn nhiều và sâu; không theo dõi được con vật (do bị bán, giết thịt, bỏ nhà đi,…); tại địa phương có súc vật mắc dại.
- Nạn nhân sẽ không được chỉ định tiêm vaccine trong tường hợp: vết cắn nhẹ và xa hệ thần kinh trung ương; con vật cắn người vẫn sống bình thường và khỏe mạnh; không phát hiện có súc vật bị bệnh dại tại địa phương.
Vì bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nên lo lắng chó con cắn có bị dại không là hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên không nên quá lo lắng nếu đã được bác sĩ thăm khám kĩ càng, bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất đối với bệnh dại khi bị cho con cắn hay bất cứ một loại chó nào cắn. Hãy luôn cẩn thận khi chơi đùa cùng chó con, ngay cả chó của gia đình mình.