Bị cảm tả nên ăn và kiêng ăn gì?

Có lẽ câu hỏi cảm tả kiêng ăn gì và nên ăn gì là câu hỏi mà nhiều phụ huynh băn khoăn khi có con nhỏ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong ở cảm tả là do hiện tượng nôn mửa và tiêu chảy gây nên mất nước cơ thể. Do đó, một chế độ ăn hợp lý – mắc cảm tả kiêng ăn gì và nên ăn gì để hạn chế tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ là hoàn toàn cần thiết mà ai cũng nên biết.

Bệnh nhân cảm tả nên ăn gì?

Nguyên tắc ăn uống cơ bản của bệnh nhân bị cảm tả là thức ăn có thể bổ sung dinh dưỡngbị mất và giảm bớt sự kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột. Nên ăn các món ăn nhẹ, loãng, dưỡng ẩm, có tính lợi khí.

Người bệnh nhân cảm tả nặng cần nhịn ăn, để đường ruột có thể hoàn toàn nghỉ ngơi là một suy nghĩ sai lầm nhiều người mắc phải. Thực chất, khi bị cảm tả thì bệnh nhân càng nên được ăn uống cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ hơn, chỉ là chế độ ăn phải được chỉnh lý cho phù hợp.

Khi bệnh đỡ và thể trạng được cải thiện thì bắt đầu ăn tăng dần những món ăn loãng, húp nước cháo hoặc uống nước chè. Khi số lần đi ngoài bắt đầu giảm, lúc này bệnh nhân đã có thể ăn những món loãng và nhão như canh trứng, cháo gạo, mì nước, nước rau, nước quả, bánh nướng, bánh bao mềm, rồi ăn dần các món thông thường.

bi cam ta nen an va kieng an gi 1

Cháo loãng là món ăn cần thiết để bệnh nhân cảm tả cải thiện và dần hồi phục chứng năng ruột và dạ dày

Mục đích của chế độ ăn uống này là từng bước phục hồi chức năng cơ quan nội tạng, bổ sung chất dinh dưỡng nhất định cho cơ thể và bù được một lượng nước nhất định. Do lượng ăn không được nhiều nên hãy cho bệnh nhân ăn thành nhiều bữa, mỗi ngày khoảng 6 – 7 lần.

Bệnh nhân mắc cảm tạ nhẹ hơn thì cũng có một chế độ ăn khác. Đối tượng bệnh nhân này chủ yếu dùng thức ăn có nhiệt lượng cao, giàu protein và vitamin, ít lipit, là những món ăn ít bã dễ tiêu hoá và không có chứa chất kích thích.

Những lựa chọn phù hợp với bệnh nhân bao gồm cháo gạo, mì nước, bánh cuốn, bánh nướng, thịt nạc, gan, táo nghiền, ruốc thịt, lá rau non,…phương thức nấu chủ yếu cũng đạm bạc và tí dầu mỡ như luộc, hấp, hầm, nhúng, om,…Người bệnh cũng nên chú ý ăn ít và chia thành nhiều bữa để dần phục hồi các chứng năng của ruột và dạ dày.

Bệnh nhân cảm tả kiêng ăn gì?

Với những món thức ăn đã nêu trên giúp bệnh nhân cảm tả có thể phục hồi chức năng dạ dày và ruột thì bên cạnh đó cũng có nhiều thức ăn bệnh nhân cảm tả không nên sử dụng. Vậy, cảm tả kiêng ăn gì? Sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên. Có 3 tips nhỏ trong mục cảm tả kiêng ăn gì này:

Không ăn rau sống, rau chân vịt, rau cần, rau hẹ, giá đạu và những món ăn nhiều xenluylo, nhiều bã. Bởi căn bản do xenluylo khó tiêu, kích thích cơ học đối với dạ dày, ruột, sau khi hấp thụ nước sẽ bị trương ra, như vậy ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn nữa.

bi cam ta nen an va kieng an gi 2

Các loại hải sản tanh gây khó tiêu và tăng thêm gánh nặng cho đường ruột

Một số rau củ quả cũng nằm trong mục cảm tả kiêng ăn gì như là củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, hành sống, tỏi sống đều là những rau củ quả có sinh hơi, chứa nhiều chất kích thích không tốt cho chức năng dạ dày và ruột. Những món sinh hơi và có tính kích thích đều làm cho ruột tăng cường co bóp, tiêu chảy làm trầm trọng thêm.

Đối tượng mắc cảm tả không ăn thịt mỡ, canh nhiều dầu mỡ, các món hải sản tanh, gây khó tiêu và tăng thêm gánh nặng cho đường ruột.

Trên đây là tất cả những lưu ý, chế độ ăn và loại thức ăn để giải đáp thắc mắc người bệnh cảm tả nên ăn gì và người mắc cảm tả kiêng ăn gì. Mong rằng bài viết này hữu ích đối với các bạn. Chúc bạn và người than gia đình của bạn luôn mạng khoẻ và hạnh phúc!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""