Quả hồng là trái cây phổ biến trong mùa thu, ít calo, chứa nhiều dưỡng chất như phốt pho, canxi và vitamin, trong đó có vitamin A và C có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cần lưu ý khi ăn hồng để tránh ngộ độc
Tăng cường hệ miễn dịch
Quả hồng là một nguồn vitamin C dồi dào giúp tăng cường mức độ miễn dịch của cơ thể. Vitamin C rất có lợi để kích thích hệ thống miễn dịch và làm tăng việc sản xuất các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và nhiễm nấm.
Tiêu hóa tốt
Thường xuyên ăn hồng có thể giúp làm giảm bớt các vấn đề liên quan đến chuyển động của ruột, duy trì một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Chất tannin trong quả hồng vàng nhiều giúp điều tiết sự chuyển động đường ruột, do đó cũng hỗ trợ trị tiêu chảy rất tốt.
Chống ung thư
Nếu bạn bị khối u, ăn hồng giòn có thể làm giảm kích thước và ngăn chặn sự tiến triển thành ung thư. Ngoài ra, quả hồng có chứa hàm lượng cao vitamin C và vitamin A, cũng như các hợp chất phenolic như catechin và gallocatechins - là những chất phòng chống các bệnh ung thư.
Chống lão hóa
Quả hồng rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, beta-carotene, lutein, lycopene và cryptoxanthins có chức năng như chất chống oxy hóa và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm của da như nếp nhăn, bệnh Alzheimer, mệt mỏi, thị lực, suy nhược cơ bắp…
Tăng cường thị lực
Zeaxanthin, là một thành phần của các vitamin B liên quan trực tiếp đến sự gia tăng sức khỏe mắt. Nghiên cứu cho thấy rằng zeaxanthin có thể làm giảm sự thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và bệnh quáng gà.
Giảm huyết áp cao
Kali trong quả hồng có thể hoạt động như một thuốc giãn mạch và làm giảm huyết áp, do đó làm tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể, làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch và ngăn ngừa các loại bệnh tim.
Cải thiện lưu thông máu
Hồng giàu đồng, một yếu tố cần thiết cho sự hình thành của các tế bào hồng cầu. Nếu không có đồng, cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành của hemoglobin. Tăng lưu thông của các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để cải thiện chức năng nhận thức, sự trao đổi chất trong cơ, tăng cường năng lượng, làm lành vết thương và tăng trưởng tế bào.
Lưu ý khi ăn hồng
Không nên ăn lúc đói. Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ lại dạ dày và hình thành sỏi.
Đánh răng, súc miệng sau khi ăn hồng bởi các mảnh hồng nhỏ còn kẹt lại giữa kẽ răng sẽ làm sâu răng.
Không ăn vỏ hồng. Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy, nếu ăn cả vỏ cũng dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
Không ăn hồng khi uống rượu. Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Không ăn hồng với khoai lang. Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi ăn trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ dễ tạo thành sỏi trong dạ dày.
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa.