Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giao mùa

Thời tiết nước ta vừa bước qua một đợt lạnh giá kéo dài. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, các chuyên gia khí tượng dự báo, mùa hè tới sẽ có những diễn biến phức tạp hơn. Nắng nóng kéo dài có thể gây nên những bệnh mùa hè nguy hiểm, nếu không biện pháp chủ động phòng chống.
 

Thời điểm giao mùa với diễn biến thời tiết này luôn khiến con người rơi vào trạng thái mỏi mệt, hụt hơi, các bệnh như cảm cúm, viêm đường hô hấp, sốt siêu vi trùng, đau nửa đầu... sẽ gia tăng, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ.

Bên cạnh bệnh về đường hô hấp, những căn bệnh ngoài da như ghẻ ngứa, lang ben và hắc lào, đặc biệt là bệnh zona, giời leo và mụn rộp cũng đang khiến số bệnh nhân nhập viện tăng.

Nhiệt độ thay đổi khi chuyển mùa khiến sự tập sự tích tụ khí độc trong không khí tăng. Hiện tượng này gây tổn thương các mô trong phổi khi con người hô hấp, đặc bệt với những người bị bệnh hen, suyễn hoặc những bệnh lý khác liên quan đến phổi. Ngoài ra, nó còn gây tình trạng đau tức ngực, khó thở làm tim bị loạn nhịp. Do đó, trong những ngày hè nóng nực kéo dài sắp đến, quan trọng nhất là ý thức của mọi người phải biết bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình.

Mùa hè, nhiều người thường chủ quan khi ăn uống những thức ăn không đun nấu chín, uống nước lã, nước đá không được vô khuẩn, thức ăn ôi thiu để lâu ngày, rau sống... dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy cấp, sốt cao. Nhiều trường hợp trẻ bị viêm não do entero virus lây qua đường ăn uống. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng cao độ, tiêu chảy dễ gây thành dịch do các loại vi khuẩn tụ cầu vàng, khuẩn thương hàn, khuẩn lỵ, vi khuẩn tả và vi khuẩn E.coli, vô cùng nguy hiểm.

Cần tích cực sử dụng thức ăn, đồ uống có nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP, hạn chế ăn uống vỉa hè, lòng đường.

Món ăn dân gian phòng bệnh khi thời tiết chuyển giao:


1. Cháo vải, hạt sen cải thiện hệ tiêu hóa

Vải khô (sấy) 10 quả, lột bỏ vỏ ngoài, 100g hạt sen rửa sạch cùng ½ bơ gạo nấu thành cháo. Món ăn này giúp bồi dưỡng hệ tiêu hóa và cải thiện rất tốt cho người cao tuổi khi bị thận suy.

2. Táo tàu chưng cà rốt và đường phèn làm khỏe phổi

Cà rốt 200g thái mỏng, táo tàu 200g và 50g đường phèn chưng lên rồi chắt lấy nước uống, uống nhiều lần trong ngày, tránh để qua đêm.

3. Củ cải trắng và mật ong trị hen suyễn

300g củ cải tươi gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ, trộn chung với 50g mật ong hoặc đường phèn, ngâm qua một đêm rồi chắt lấy phần nước uống.

4. Trà gừng

Thảo mộc này được xem là thứ thuốc chữa bệnh thần kì, trà gừng rất hữu ích trong việc chữa chứng cảm lạnh, làm dịu những cơn đau đầu, giảm buồn nôn…

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""